Tết Đoan Ngọ, nhà nhà ăn rượu nếp nhưng những người này không nên ăn
Người ta quan niệm rằng, ăn rượu nếp khi bụng đói trong ngày Tết Đoan Ngọ sẽ làm cho các loại sâu bọ trong bụng dễ "say lử đử" rồi chết ngất đi.
Người xưa quan niệm rằng, các loại thức ăn có đủ vị cay, nóng, ngọt, chua, đắng... mới đủ khả năng "giết" sâu bọ trong ngày Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 Âm lịch hàng năm. Và rượu nếp, nếp cẩm chính là món ăn đứng đầu danh sách này. Người ta quan niệm rằng, ăn rượu nếp khi bụng đói sẽ làm cho các loại sâu bọ trong bụng dễ "say lử đử" rồi chết ngất đi.
Rượu nếp cái (có nơi gọi là cơm rượu) được chế biến từ gạo nếp theo cách đồ chín gạo nếp thành xôi, để nguội và ủ với men rượu cho lên men thành rượu.
1. Rượu nếp giúp phòng ngừa tim mạch, đột qụy, tăng huyết áp
TS.BS Nguyễn Trọng Hưng- Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết: Các nhà nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu trên những người bệnh mắc chứng dị ứng với các loại thuốc hạ huyết áp thì thấy rằng cơm nếp cẩm có thể làm hạ được nồng độ cholesterol có hại trong máu. Công trình nghiên cứu cho thấy sau 12 tuần và sau 24 tuần, lượng cholesterol (gồm cholesterol có hại và tổng mức cholesterol) giảm nhiều ở nhóm ăn cơm gạo nếp cẩm.
2. Rượu nếp phòng chống ung thư
Nhóm nghiên cứu từ Đại học bang Louisiana (Mỹ) đã phân tích mẫu cám lấy từ gạo nếp cẩm trồng ở miền Nam nước này. Họ phát hiện thấy chúng chứa hàm lượng rất cao chất chống oxy hóa anthocyanin - một chất có tiềm năng chống lại bệnh ung thư, tim mạch và nhiều bệnh khác. Anthocyanin tạo ra màu đen sẫm cho nhiều loại rau, quả như việt quất, ớt...
3. Rượu nếp kích thích tiêu hóa
Trong đông y nếp cẩm là loại thuốc có tính ẩm, vị ngọt, dễ tiêu hóa, giúp làm ấm bụng. TS.BS Nguyễn Trọng Hưng cho biết, rượu nếp cái, rượu nếp cẩm là thức ăn đồng thời cũng là đồ uống, dùng nguyên cả nước lẫn cái, hương vị ngon thơm được nhiều người ưa chuộng, kể cả người cao tuổi và trẻ em. Món ăn này không những có tác dụng bồi bổ cơ thể mà còn giúp ăn ngon miệng, kích thích tiêu hoá.
4. Rượu nếp phòng bệnh thiếu sắt
Rượu nếp chứa nhiều vitamin nhóm B và chất xơ, tốt cho người thiếu sắt như phụ nữ mang thai, người bị tim mạch. Theo TS.BS Nguyễn Trọng Hưng, lượng sắt trong gạo nếp rất cao. Do vậy nếu chúng ta ăn gạo nếp cẩm mỗi ngày sẽ phòng được các bệnh về thiếu sắt.
5. Rượu nếp có tác dụng làm đẹp
Bạn có thể dùng rượu nếp cẩm làm mặt nạ chăm sóc da, vì trong rượu nếp cẩm lên men có chứa nhóm vitamin B và các chất có lợi khác. Vì thế, rượu nếp cẩm được sử dụng với mục đích làm đẹp, ảnh hưởng tích cực đến da, giúp làm ẩm và phục hồi da.
Biểu hiện của người có thể trạng nóng thường là mẩn ngứa hay nổi mụn, vàng da do chức năng gan suy giảm, người mệt mỏi, môi căng đỏ, khô ráp, chảy máy chân răng, lưỡi đỏ không có rêu lưỡi hoặc rêu lưỡi vàng, khó ngủ, bứt rứt... Vì rượu nếp có vị ngọt, tính ấm nên nếu ăn nhiều rượu nếp sẽ càng làm cho nhiệt lượng trong cơ thể tăng lên, dễ bị mụn nhọt, nóng trong, thậm chí chảy máu cam...
Các mẹ sau sinh nếu ăn nếp cẩm sẽ giúp cho dạ dày hoạt động tốt, cơ thể lưu thông khí huyết, chống suy nhược, tăng lượng sữa cho con. Tuy nhiên, không nên ép mình ăn nếu không thích vì có thể tạo ra cảm giác khó tiêu. Đặc biệt, nếu mẹ sinh mổ thì không nên ăn vì cơm nếp có thể khiến vết mổ lâu lành.
Tết Đoan Ngọ, các mẹ Hà Nội đã biết địa chỉ mua rượu nếp ở đâu ngon chưa?