Tận dụng ngay loại trái cây thường ăn nhiều dịp đầu năm này để chữa bệnh lại giúp diệt gọn mỡ thừa
Ăn bưởi không chỉ giúp cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể mà còn là giải pháp đánh tan mỡ, nhất là mỡ bụng.
Bưởi không chỉ loại bỏ mỡ thừa sau Tết mà còn là thuốc quý trong Đông y với nhiều công dụng
Sau Tết, ai cũng mang nỗi lo bụng ngấn mỡ vì ăn quá nhiều đồ giàu chất béo, đạm… Thật may mắn là chúng ta vẫn luôn có sẵn những loại quả có công dụng đánh bay mỡ thừa ngay trong và sau Tết vô cùng hiệu quả. Một trong những loại quả đó là quả bưởi.
Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), trong Đông y, bưởi có công hiệu lợi cho dạ dày, là thực phẩm tiêu hóa, trị hen suyễn, giải rượu.
Bưởi có công hiệu lợi cho dạ dày, là thực phẩm tiêu hóa, trị hen suyễn, giải rượu.
Theo cuốn sách "Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam" - NXB Khoa học và Kỹ thuật) – tài liệu tập hợp các công trình nghiên cứu của nhiều chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược liệu - Dược Cổ truyền: lá bưởi, vỏ bưởi, nước ép múi bưởi và hạt vỏ bưởi đều có công dụng chữa bệnh, làm thuốc rất tốt.
Cụ thể, lá bưởi có vị đắng, cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng trừ hàn, tán khí, thông kinh lạc, giải cảm, trừ đờm, tiêu thực, hoạt huyết, tiêu sưng. Lá bưởi già chữa cảm sốt, ho, nhức đầu, hắt hơi, kém ăn, chữa sưng đau chân do hàn thấp chướng khí, giảm đau do trúng phong, tê bại. Lá bưởi non được nướng chín để nắn, xoa bóp chỗ đau (cho tan máu ứ), chỗ bị sai khớp, sưng, bong gân hay gãy xương.
Dịch ép múi bưởi là thuốc giúp tiêu khát, đái tháo, thiếu vitamin C và làm nguyên liệu chế acid citric (hay được biết đến với tên gọi bột chua) thiên nhiên.
Vỏ quả bưởi có vị đắng, cay, mùi thơm, tính bình, có tác dụng trừ phong, hóa đờm, tiêu báng (lách to), tiêu phù thũng, hòa huyết, giảm đau. Vỏ hạt bưởi có thể dùng lấy pectin (chất nhầy bao quanh vỏ hạt) làm thuốc cầm máu. Dịch ép múi bưởi là thuốc giúp tiêu khát, đái tháo, thiếu vitamin C và làm nguyên liệu chế acid citric (hay được biết đến với tên gọi bột chua) thiên nhiên. Nước hoa bưởi được cất từ hoa bưởi và dùng phối hợp với nhiều dược liệu có mùi thơm khác như hồi, quế để làm thơm các thức ăn, bánh ngọt, nước giải khát.
Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, 100 gram bưởi thô có 30 kcal năng lượng, 0,04 gram chất béo, 0,76 gram protein, 0,034 miligam thiamine, 0,027 milligrams riboflavin, 0,22 milligrams niacin, 0,036 milligram vitamin B6, 0,11 milligram. Các chất dinh dưỡng khác trong trái bưởi là 9,62 gram carbohydrate, 1 gram chất xơ, 61 miligam vitamin C, 6 miligam magiê, 17 miligam photpho, 216 miligam kali, 1 miligam natri.
Các chất dinh dưỡng khác trong trái bưởi là 9,62 gram carbohydrate, 1 gram chất xơ, 61 miligam vitamin C, 6 miligam magiê, 17 miligam photpho, 216 miligam kali, 1 miligam natri.
Bài thuốc chữa bệnh, giảm cân từ quả bưởi được giới chuyên gia khuyên dùng
Vào thời điểm sau Tết, khi nỗi lo tích mỡ thừa trở thành hiện thực, bạn nên tăng cường ăn bưởi, uống nước ép bưởi nguyên chất để đánh bay mỡ thừa ra khỏi cơ thể, trả lại vóc dáng thanh mảnh vốn có. Ngoài ra, bưởi và những bộ phận của quả bưởi còn có thể sử dụng làm thuốc vô cùng hữu ích như sau:
- Chữa ăn không tiêu, đau bụng, ho: Vỏ bưởi khô 4 - 12g. Sắc uống hay kết hợp với các thuốc khác.
- Chữa cảm cúm, sốt ở cả hai thể phong hàn (sốt nhẹ, sợ lạnh, không có mồ hôi, nước mũi trong, đờm loãng, rêu lưỡi mỏng trắng, mạch phù) và phong nhiệt (thường sốt cao, hơi sợ gió, đau đầu, tự ra mồ hôi, khát nước, chảy nước mũi đặc, nước tiểu vàng, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch nhanh): Dùng nồi nước xông lá bưởi cùng với các lá sả, tía tô, kinh giới, bạc hà, mỗi thứ một nắm lá tươi đem đun sôi với nước, xông trong vòng từ 5 đến 10 phút.
Vào thời điểm sau Tết, khi nỗi lo tích mỡ thừa trở thành hiện thực, bạn nên tăng cường ăn bưởi, uống nước ép bưởi nguyên chất để đánh bay mỡ thừa ra khỏi cơ thể, trả lại vóc dáng thanh mảnh vốn có.
- Chữa phù thũng (chứng sưng phù nề do chất lỏng dư thừa bị mắc kẹt trong các mô của cơ thể) sau khi đẻ và các trường hợp phù thũng khác: Vỏ bưởi khô và ích mẫu các vị bằng nhau, tán nhỏ, uống mỗi lần 8g với rượu vào lúc đói, hoặc dùng mỗi vị từ 20 đến 30g sắc uống.
- Hạ đường huyết: Ăn nửa quả bưởi mỗi ngày, uống thêm nước hãm từ vỏ bưởi (bạn có thể nấu sôi hỗn hợp vỏ bưởi tươi cắt nhỏ và nước để hãm trong nửa giờ, sau đó bỏ hết vỏ bưởi và thưởng thức). Nên uống 2-3 lần mỗi ngày khoảng 15 phút trước mỗi bữa ăn.
- Chữa cảm lạnh, đau bụng do lạnh: Vỏ bưởi khô, đốt và xông hơ vào rốn.
Lưu ý: Người hay đại tiện phân lỏng cần thận trọng khi ăn bưởi, tránh lạm dụng. Không được ăn bưởi khi có sử dụng một số loại thuốc như thuốc chống dị ứng. Không ăn bưởi khi đang đói, khi bị rối loạn tiêu hóa… Nếu có bất cứ vấn đề gì đó cần tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng bưởi trong thực đơn hàng ngày của bạn.