Tại sao dân công sở Nhật càng làm việc nghiêm túc càng dễ khiến đôi chân nặng mùi "tỏa hương bát ngát"?

Hữu Long,
Chia sẻ

Một cuộc khảo sát nhỏ về vấn đề mùi cơ thể, nhắm đến đối tượng là dân công sở ở Nhật đã được tiến hành. Kết quả thu được thật khiến người ta giật mình.

Mùi cơ thể, đặc biệt là mùi hôi ở chân chính là nỗi ám ảnh cực lớn đối với dân công sở. Nó không chỉ ảnh hưởng đến không khí làm việc chung mà còn khiến bản thân khổ chủ bị đồng nghiệp cách ly, xa lánh.

Một cuộc khảo sát nhỏ về vấn đề mùi cơ thể, nhắm đến đối tượng là dân công sở ở Nhật đã được tiến hành. Theo đó, kết quả cho thấy những người càng nghiêm túc và chăm chỉ sẽ càng có xu hướng "tỏa hương" trên cơ thể, đặc biệt là phần chân. Kế đến là những người có tính ngăn nắp cũng như kỹ càng.

Tại sao dân công sở Nhật càng làm việc nghiêm túc càng dễ khiến đôi chân nặng mùi "tỏa hương bát ngát"? - Ảnh 1.

Vậy tại sao những dân công sở Nhật càng nghiêm túc lại càng quan ngại hôi chân. Vừa nghe qua, chắc hẳn chúng ta không khỏi thắc mắc bởi nghịch lý này. Tuy nhiên, điều này có thể được giải thích một cách vô cùng hợp lý và dễ hiểu thông qua thói quen chẳng ai có thể ngờ đến của người Nhật đó chính là chịu đựng áp lực.

Những tưởng là hai phạm trù tách biệt; tuy nhiên, chịu đựng áp lực và hôi chân có mối quan hệ vô cùng mật thiết. Vậy áp lực nào là căn nguyên của câu chuyện hôi chân.

Tại sao dân công sở Nhật càng làm việc nghiêm túc càng dễ khiến đôi chân nặng mùi "tỏa hương bát ngát"? - Ảnh 2.

Hiển nhiên, câu trả lời hợp lý nhất chính là áp lực công việc. Bởi lẽ, đời sống bộn bề, tần suất làm việc của người Nhật tương đối cao nên áp lực công việc thường xuyên là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, người Nhật còn phải chịu đựng một áp lực cực kỳ lớn mà ai cũng biết, đến từ sự đông đúc, quá tải của tàu điện ngầm giờ cao điểm.

Tàu điện ngầm giờ cao điểm chuyên chở hàng ngàn công nhân viên công sở đến văn phòng. Sự chen chúc, đông đúc khiến ai nấy cũng muốn bùng nổ. Tuy nhiên, người Nhật lại là một dân tộc rất giữ kẽ; cho nên, dù khó chịu đến cách mấy họ cũng cố gắng chịu đựng mà chẳng hề ca thán. Sự chịu đựng tích tụ khiến cho cảm giác căng thẳng, stress có dịp phát sinh.

Tại sao dân công sở Nhật càng làm việc nghiêm túc càng dễ khiến đôi chân nặng mùi "tỏa hương bát ngát"? - Ảnh 3.

Khi đối mặt với những tình huống căng thẳng, cơ thể sẽ sản sinh hàng chục hormon trong đó có epinephrine (adrenaline). Hormon này có nhiệm vụ kích thích các tuyến mồ hôi tăng làm việc. Vì vậy mỗi khi căng thẳng, chúng ta sẽ cảm thấy lòng bàn tay, bàn chân, lưng áo… luôn ướt đẫm.

Mồ hôi lúc stress lại nhiều mỡ, vì vậy trở thành một bữa ăn ngon cho các vi khuẩn. Thực ra bản thân mồ hôi toát ra không có mùi. Nhưng khi vi khuẩn trên da và quần áo bắt đầu phân huỷ các giọt mồ hôi béo - nó mới gây bốc mùi.

Tuy nhiên, có không ít biện pháp để chúng ta có thể giảm mùi cơ thể như làm sạch vi khuẩn trên da với việc tắm rửa thường xuyên, rửa những vùng kín bằng nước sạch và xà phòng diệt khuẩn, tắm rửa thường xuyên vào mùa hè. 

Tại sao dân công sở Nhật càng làm việc nghiêm túc càng dễ khiến đôi chân nặng mùi "tỏa hương bát ngát"? - Ảnh 5.

 

Chia sẻ