Sốc: 4 người trong một nhà cùng mắc ung thư thực quản, bác sĩ chỉ hỏi vài câu về ăn uống liền lộ ra “hung thủ”

Ngọc Ái,
Chia sẻ

“Hung thủ” gây ung thư thực quản cho 4 người trong gia đình này chẳng đâu xa lạ, lại là thói quen ăn uống nhiều người cho là tốt. Rất nhiều gia đình nghe xong sẽ phải giật mình!

Một người đàn ông họ Trương, 34 tuổi, sống tại Hà Nam (Trung Quốc)đi khám tại chuyên khoa tiêu hóa vì cảm thấy khó chịu khi nuốt và đi ngoài ra phân đen có lẫn máu. Sau khi nội soi và làm các xét nghiệm liên quan, anh nhận kết quả chẩn đoán ung thư thực quản trong sự ngỡ ngàng cực độ.

Sốc: 4 người trong một nhà cùng mắc ung thư thực quản, bác sĩ chỉ hỏi vài câu về ăn uống liền lộ ra “hung thủ” - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Sau khi lấy lại bình tĩnh và bắt đầu chấp nhận sự thật, anh dường như nhớ ra một điều gì đó và ngay lập tức gọi về cho gia đình. Hóa ra, nhiều năm trước ông nội của anh Trương cũng qua đời vì căn bệnh này. Người nhà luôn cho rằng ông cụ già yếu nên sinh bệnh, lại thường xuyên uống rượu nên khó tránh khỏi. Thế nhưng, sau khi nghe anh kể đầu đuôi câu chuyện và hỏi thêm một vài thói quen trong cuộc sống thì bác sĩ nhanh chóng yêu cầu cả gia đình anh tới tầm soát ung thư.

Lúc đầu, các thành viên trong gia đình anh Trương đều tự kết luận đó là bệnh di truyền nên bác sĩ mới làm như vậy. Thế nhưng kết quả chỉ ra cả bố và mẹ của anh đều mắc ung thư thực quản giống anh và ông nội, người em gái từ nhỏ đã đi học xa thì lại không sao. Bố và mẹ không chung huyết thống, em gái thì lại khỏe mạnh khiến cả nhà họ rối bời.

Sự thật được vén màn khi bác sĩ tiết lộ tất cả những người mắc bệnh này trong gia đình anh Trương đều có chung một thói quen ăn uống: Dùng đồ ăn, thức uống ở nhiệt độ rất nóng - thường là trên 60 tới 80 độ C. Đây chính là “hung thủ” gây ung thư thực quản.

Tại sao ăn, uống đồ nóng trên 60 độ C gây ung thư thực quản?

Tiến sĩ Cheng Hong-chih (Trịnh Hồng Chí), bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa tại Trung Quốc giải thích rằng: “Niêm mạc thực quản rất mỏng nên rất dễ bị bỏng khi tiếp xúc với nhiệt độ cao. Nó chỉ chịu được nhiệt độ an toàn khoảng dưới 50 - 55 độ C tùy người. Khi nhiệt độ thức ăn hoặc đồ uống vượt quá mốc 60 độ C đã bắt đầu có thể gây bỏng. Tiếp xúc lặp lại thường xuyên sẽ làm tổn thương mạn tính, dẫn tới viêm, loét và ung thư thực quản”.

Ông nói rõ hơn, ở 60 độ C thì bỏng niêm mạc có thể xảy ra sau vài giây. Còn ở mức 65 - 70 độ C, cảm giác bỏng rát xuất hiện gần như tức thì chỉ trong 1- 2 giây tiếp xúc. Trên 70 độ C thì là bỏng ngay lập tức.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đã xếp thực phẩm rất nóng - cụ thể là trên 65 độ vào nhóm 2A có thể gây ung thư, với nguy cơ ung thư thực quản rất cao từ năm 2016. Một nghiên cứu uy tín tại Iran vào năm 2019 cho thấy, những người uống trà hoặc ăn súp nóng trên 65 độ C mỗi ngày có nguy cơ mắc ung thư thực quản cao hơn 90% so với người bình thường.

Trong khi đó, gia đình anh Trương từ thời ông anh đã coi ăn, uống đồ ngay khi còn nóng là bí quyết giữ gìn sức khỏe. Từ nước uống, canh, trà, cơm… họ đều dùng khi còn nóng tới bốc khói. Họ tin rằng thói quen này giúp tăng cường miễn dịch, tốt cho hô hấp, tiêu diệt vi khuẩn trong ruột và dạ dày.

Làm gì để phòng tránh ung thư thực quản khi ăn uống?

Mẹ anh Trương chia sẻ, thời gian đầu lấy chồng bà cũng rất vất vả mới quen được với kiểu ăn uống đồ nóng để khỏe của nhà chồng, cảm thấy bỏng rát. Thế nhưng chỉ một thời gian thì quen dần, uống canh vừa sôi trên bếp múc ra cũng không thấy quá nóng, còn ngon miệng và cho rằng giữ được nhiều dinh dưỡng hơn.

Sốc: 4 người trong một nhà cùng mắc ung thư thực quản, bác sĩ chỉ hỏi vài câu về ăn uống liền lộ ra “hung thủ” - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Tiến sĩ Trương giải thích về điều này như sau: “Đây là cơ chế thích nghi. Sau nhiều lần tiếp xúc, các dây thần kinh cảm nhận nhiệt độ ở khoang miệng và thực quản giảm nhạy cảm, khiến chúng ta không còn cảm thấy quá nóng dù nhiệt độ vẫn gây hại. Chưa kể, niêm mạc bị tổn thương do bỏng nhiệt nhiều lần làm chai lỳ, lớp biểu mô bị xơ hóa nhẹ hoặc dày lên như một cơ chế bảo vệ, từ đó cảm nhận sai nhiệt độ thật.

Tức là, cảm giác ‘quen’ với đồ ăn nóng thực chất là dấu hiệu của tổn thương tích lũy, không phải là thích nghi có lợi. Việc tiếp tục duy trì thói quen này càng làm tăng nguy cơ viêm mạn, dị sản tế bào và ung thư thực quản”.

Ngoài ung thư, Tiến sĩ Trịnh cảnh báo ăn uống quá nóng thường xuyên còn có thể gây viêm loét thực quản, bỏng niêm mạc miệng, hại răng và tổn thương niêm mạc dạ dày. Ông cũng đưa ra một số cách đơn giản để tránh tổn thương thực quản do ăn uống, nhất là do nhiệt độ thực phẩm như:

- Dùng đầu lưỡi kiểm tra nhiệt độ: Nếu cảm thấy nóng rát, không nên ăn hoặc uống.

- Khuấy liên tục để tản nhiệt, hoặc chờ ít nhất 5 phút sau khi nấu rồi mới ăn.

- Không ăn quá nhanh, nhai kỹ và chia nhỏ từng ngụm.

- Tránh nằm ngay sau khi ăn, nên chờ tối thiểu 2 tiếng.

- Không ăn súp nóng cùng với đồ cay, để tránh kích thích niêm mạc quá mức.

- Hạn chế ăn đồ khô, cứng, sắc nhọn.

Đương nhiên, còn cần kết hợp với lối sống lành mạnh và thăm khám tiêu hóa định kỳ, đặc biệt nếu có biểu hiện khó nuốt kéo dài.

Dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư thực quản:

Ung thư thực quản thường tiến triển âm thầm, nhưng nhìn chung có 7 dấu hiệu sớm cần lưu ý:

- Khó nuốt, nuốt vướng như có dị vật

- Đau rát sau xương ức khi ăn

- Ho mãn tính, đặc biệt khi nuốt

- Khàn tiếng, nói yếu, thay đổi giọng nói bất thường

- Buồn nôn, nôn mửa - nhất là nôn ra máu

- Sụt cân không rõ nguyên nhân

- Đi ngoài phân đen, có lẫn máu.

Nguồn và ảnh: TOPick, Beijing Time

Chia sẻ