Sợ dầu ăn 'bẩn' trên thị trường, người dân Nghệ An đổ xô đi ép dầu hạt về sử dụng

Ngọc Tú,
Chia sẻ

Lo ngại dầu ăn kém chất lượng trôi nổi trên thị trường, nhiều người dân ở tỉnh Nghệ An đã mua các loại hạt về ép dầu để sử dụng dù giá cả đắt gấp nhiều lần dầu thực vật công nghiệp bán sẵn.

Sợ dầu ăn 'bẩn' trên thị trường, người dân Nghệ An đổ xô đi ép dầu hạt về sử dụng - Ảnh 1.

Cẩn thận điều chỉnh chiếc máy ép để tăng công suất, anh Hoàng Văn Quân - Chủ cơ sở ép dầu ở xóm Trường An (xã Đông Lộc, tỉnh Nghệ An) cho hay, những ngày qua, cơ sở của anh luôn hoạt động hết công suất. Mỗi ngày anh làm việc từ sáng sớm đến đêm mới nghỉ nhưng cũng chỉ đáp ứng được một nửa nhu cầu của người dân.

Sợ dầu ăn 'bẩn' trên thị trường, người dân Nghệ An đổ xô đi ép dầu hạt về sử dụng - Ảnh 2.

Anh Quân cho hay, nguyên nhân của việc người dân đổ xô đi ép các loại dầu hạt về sử dụng là do thời gian qua trên thị trường xuất hiện nhiều mặt hàng hóa bị làm giả. Người dân lo sợ dầu ăn cũng bị làm giả, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nên đã tự đi mua hạt về ép dầu để dùng dần.

Sợ dầu ăn 'bẩn' trên thị trường, người dân Nghệ An đổ xô đi ép dầu hạt về sử dụng - Ảnh 3.

Trung bình, mỗi ngày cơ sở của anh Quân ép từ 1 - 1,5 tấn các loại hạt, như: Lạc, vừng, đỗ tương. “Thời điểm này đang là mùa thu hoạch lạc nên người dân đến ép dầu lạc rất nhiều. Người ít thì vài yến lạc, nhiều thì cả tạ để dùng dần. Không chỉ người dân trồng lạc mới ép dầu, nhiều hộ bỏ ra số tiền lớn mua lạc về rồi mang đi ép dầu để sử dụng”, anh Quân nói.

Sợ dầu ăn 'bẩn' trên thị trường, người dân Nghệ An đổ xô đi ép dầu hạt về sử dụng - Ảnh 4.

Anh Quân cho biết thêm, việc ép dầu rất mất thời gian, công sức và giá thành cao. Trung bình 10kg lạc nhân sẽ ép được khoảng 5 lít dầu. Mỗi lít dầu lạc được bán với giá từ 120.000 đến 130.000 đồng/1 lít tùy loại, đắt gấp 3 lần so với các loại dầu ăn công nghiệp bán sẵn trên thị trường. Tuy giá cao nhưng nhu cầu người dân tự ép dầu về dùng vẫn rất lớn.

Sợ dầu ăn 'bẩn' trên thị trường, người dân Nghệ An đổ xô đi ép dầu hạt về sử dụng - Ảnh 5.

Hơn 1 tháng qua, anh Nguyễn Hữu Dương (39 tuổi, trú ở xã Đông Lộc) phải huy động thêm 3 thành viên trong gia đình hỗ trợ việc ép dầu cho khách. Tuy làm việc cật lực nhưng cơ sở của anh Dương vẫn không đáp ứng được nhu cầu ép dầu hạt của người dân.

Để ép được dầu lạc nguyên chất phải trải qua 4 công đoạn. Cụ thể, lạc sau khi phơi, sấy khô phải trải qua máy bóc vỏ. Để chất lượng dầu ép ra được ngon nhất, người dân còn phải tự tay bóc những củ lạc còn sót lại, nhặt loại bỏ những hạt bị lép, mốc.

Sợ dầu ăn 'bẩn' trên thị trường, người dân Nghệ An đổ xô đi ép dầu hạt về sử dụng - Ảnh 7.

Sau công đoạn bóc vỏ, lạc được đưa vào máy ép để lấy dầu. Mỗi mẻ lạc thường được ép 2-3 lần nhằm “vắt” kiệt dầu bên trong hạt.

Sợ dầu ăn 'bẩn' trên thị trường, người dân Nghệ An đổ xô đi ép dầu hạt về sử dụng - Ảnh 8.

Sau khi ép xong, dầu thô được cho vào máy lọc khí nén để cho ra dầu thành phẩm không lẫn tạp chất.

Sợ dầu ăn 'bẩn' trên thị trường, người dân Nghệ An đổ xô đi ép dầu hạt về sử dụng - Ảnh 9.

Nhu cầu ép dầu tăng cao, nhiều chủ cơ sở trên địa bàn các xã ở tỉnh Nghệ An đã đầu tư cả trăm triệu đồng cho các loại máy xay vỏ, sấy, ép và lọc dầu để tăng công suất thay vì sử dụng phương pháp ép dầu thủ công như trước.

Sợ dầu ăn 'bẩn' trên thị trường, người dân Nghệ An đổ xô đi ép dầu hạt về sử dụng - Ảnh 10.

Bà Nguyễn Thị Hoa (trú ở xã Đông Lộc) cho biết, mỗi năm gia đình bà đều ép từ 150-200kg vừng để vừa dùng trong gia đình vừa gửi cho các con ở xa. So với dầu lạc, dầu vừng đắt hơn, giá dao động từ 200.000-220.000 đồng/lít.

Sợ dầu ăn 'bẩn' trên thị trường, người dân Nghệ An đổ xô đi ép dầu hạt về sử dụng - Ảnh 11.

"Ăn dầu hạt tự mình ép quen rồi nên giờ không ăn được dầu mua trên thị trường nữa. Hằng năm đến mùa lạc tôi đều mua mấy yến về đi ép để cả nhà sử dụng. Mức độ ngon chưa nói nhưng mình thấy an tâm", bà Nguyễn Thị Hương (trú xã Đông Lộc, Nghệ An) chia sẻ.

Chia sẻ