Rửa tay đúng cách: cách phòng chống dịch, bệnh cúm gia cầm lây sang người

Admicro,
Chia sẻ

Đối với cúm và cúm gia cầm, việc rửa tay là rất quan trọng. Rửa tay đúng cách bằng xà phòng chính là cách để ngăn ngừa sự lây lan từ bàn tay có vi khuẩn, vi rút sang người.

Ngày 29 tháng 3 năm 2014, Bộ Y tế phối hợp Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ, với sự hỗ trợ của Quỹ Unilever Việt Nam và nhãn hàng Lifebuoy đã tổ chức Mít tinh phát động “Chiến dịch truyền thông phòng chống dịch, bệnh cúm gia cầm A(H7N9), cúm A(H5N1) lây sang người” tại tỉnh Cần Thơ.

Sự kiện diễn ra tại Công viên Lưu Hữu Phước với sự có mặt của ông Trần Đắc Phu (Đại diện Tổng cục Y tế dự phòng), lãnh đạo UBND TP.Cần Thơ, lãnh đạo sở Y Tế và các cơ quan, đoàn thể, cá nhân trên địa bàn Cần Thơ.
Rửa tay đúng cách: cách phòng chống dịch, bệnh cúm gia cầm lây sang người 1
Sự kiện diễn ra tại công viên Lưu Hữu Phước - TP.Cần Thơ

Rửa tay đúng cách: cách phòng chống dịch, bệnh cúm gia cầm lây sang người 2
Lãnh đạo các ban ngành, đoàn thể và cá nhân đến dự rất đông.

Rửa tay đúng cách: cách phòng chống dịch, bệnh cúm gia cầm lây sang người 3
Những ánh mắt hào hứng.

Rửa tay đúng cách: cách phòng chống dịch, bệnh cúm gia cầm lây sang người 4
Nhãn hàng Lifebuoy mang đến cho khán giả Vũ điệu rửa tay rất vui nhộn.

Rửa tay đúng cách: cách phòng chống dịch, bệnh cúm gia cầm lây sang người 5
Các bạn trẻ thích thú tập theo vũ điệu này.

Tham dự buổi mít tinh, ông Trần Đắc Phu đã chia sẻ những quan tâm sâu sắc của ông cũng như cục Y tế về diễn biến của dịch, bệnh cúm gia cầm. Theo ông việc khống chế dịch cúm hiện nay ở khu vực ĐBSCL còn nhiều khó khăn do: “Tập quán chăn nuôi của người dân nhỏ lẻ, không chăn nuôi công nghiệp quy mô lớn, do đó khi có dịch xảy ra rất khó kiểm soát. Gia cầm nuôi rất gần người, nguy cơ lây lan dịch bệnh rất cao. Cách xử lý gia cầm của người dân chưa khoa học, khi có gia cầm chết, người dân thường vứt ra kênh rạch, gây ô nhiễm và dễ lây lan dịch bệnh. Thêm nữa, người dân chưa có ý thức, khi có gia cầm ốm, chết, vẫn đem bán. Cũng chính vì vậy, đã có trường hợp sử dụng gia cầm chết do vi rút cúm A để chế biến thành thực phẩm và bị nhiễm bệnh".

Rửa tay đúng cách: cách phòng chống dịch, bệnh cúm gia cầm lây sang người 6
Đại biểu tiến hành nghi thức rửa tay đúng cách trong buổi phát động chiến dịch.

Cuối buổi mít tinh, đại diện lãnh đạo UBND TP.Cần Thơ đã đánh trống lệnh xuất phát và tổ chức diễu hành.

Rửa tay đúng cách: cách phòng chống dịch, bệnh cúm gia cầm lây sang người 7
Đại diện lãnh đạo UBND TP.Cần Thơ đánh trống lệnh phát động chiến dịch.

* Việc phối hợp cùng Quỹ Unilever Việt Nam và nhãn hàng Lifebuoy trong cuộc phát động lần này có ý nghĩa như thế nào với toàn chiến dịch?

Ông Trần Đắc Phu (Cục trưởng cục Y tế dự phòng,  Bộ Y tế): Unilever là một doanh nghiệp, nhưng trong thời gian qua đã phối hợp với  ngành Y tế triển khai rất nhiều hoạt động chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng, đặc biệt là vấn đề phòng chống dịch bệnh. Cụ thể, ngoài việc hỗ trợ cho các chiến dịch truyền thông, thì những hoạt động tuyên truyền về rửa tay bằng xà phòng cũng có ý nghĩa rất lớn trong công tác phòng chống dịch bệnh. Đối với cúm và cúm gia cầm, việc rửa tay là rất quan trọng, khi mà chúng ta tiếp xúc với gia cầm, tay chúng ta có thể nhiễm vi rút, và rửa tay bằng xà phòng chính là cách để ngăn ngừa sự lây lan từ bàn tay có vi khuẩn, vi rút sang người. Đây là một hoạt động có ý nghĩa trong việc phối hợp giữa doanh nghiệp với các cơ quan phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe cho người dân.

Rửa tay đúng cách: cách phòng chống dịch, bệnh cúm gia cầm lây sang người 8
Ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế.

* Bà đánh giá như thế nào về hiệu quả phòng cúm gia cầm bằng cách rửa tay với xà phòng, nước rửa tay diệt khuẩn?

- Bà Đinh Hồng Vân (Giám đốc ngành hàng Chăm sóc thân thể và răng miệng, đại diện Quỹ Unilever Việt Nam): Rửa tay với xà phòng là một việc rất đơn giản. Đặc biệt với người dân Việt Nam, trong đời sống hoạt động hàng ngày tiếp xúc với gia cầm nhiều khiến khả năng bàn tay chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh rất cao. Sau đó, lại sử dụng bàn tay để ăn uống khiến nguy cơ nhiễm bệnh rất lớn. Do đó chỉ một việc đơn giản là rửa tay với xà phòng trước khi ăn, sau khi làm đồng áng, sau khi đi vệ sinh… sẽ giúp giảm bớt nguy cơ gây bệnh đi rất nhiều. Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã thống kê rằng 35% nguy cơ gây bệnh đã được giảm đi chỉ với một việc đơn giản là rửa tay với xà phòng, bảo vệ được cá nhân mình và giảm thiểu sự lây lan trong cộng đồng.

Rửa tay đúng cách: cách phòng chống dịch, bệnh cúm gia cầm lây sang người 9
Bà Đinh Hồng Vân chia sẻ về những tâm huyết của đơn vị mình, bà cho biết: "Chúng tôi rất lấy làm vinh dự khi được đồng hành cùng chiến dịch phòng chống dịch, bệnh cúm".

Theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới, dịch cúm gia cầm A(H7N9) đã và đang xảy ra tại một số nước trong khu vực: Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông và Malaysia. Dịch bệnh vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp, tính đến ngày 25/3/2014, đã ghi nhận 400 trường hợp mắc, 121 trường hợp tử vong, tỷ lệ chết trên mắc là 30,5%, chỉ tính riêng trong gần 3 tháng đầu năm 2014, tại Trung Quốc đã ghi nhận 253 trường hợp mắc, tăng gấp 1,6 lần so với cả năm 2013. Thêm vào đó dịch cúm A(H5N1) cũng đang có xu hướng gia tăng, từ đầu năm 2014 đến nay trên thế giới đã ghi nhận 12 trường hợp mắc, 05 trường hợp tử vong, phần lớn các trường hợp mắc ghi nhận tại Campuchia với 08 trường hợp mắc và 03 trường hợp tử vong nâng tổng số trường hợp mắc cúm A(H5N1) trên toàn thế giới từ năm 2003 đến nay là 661 trường hợp mắc cúm A(H5N1), có 390 trường hợp tử vong. Tại nước ta trong tháng 01/2014 cũng đã ghi nhận 2 trường hợp tử vong tại tỉnh Đồng Tháp và Bình Phước, trong khi đó hiện nay, chúng ta tiếp tục ghi nhận dịch cúm trên gia cầm tại nhiều địa phương trên cả nước và tiềm ẩn nguy cơ lây sang người.


 Để chủ động phòng chống bệnh cúm gia cầm A(H5N1), A(H7N9) lây sang người Bộ Y tế khuyến cáo:

1. Thường xuyên rửa tay với xà phòng. Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, nơi ở thông thoáng.
2. Không vận chuyển, mua bán, giết mổ, sử dụng gia cầm, sản phẩm của gia cầm ốm, chết, không rõ nguồn gốc. Đảm bảo an toàn thực phẩm.
3. Khi phát hiện có gia cầm ốm, chết phải báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn.
4. Khi có các biểu hiện cúm như: sốt, ho, đau ngực, khó thở cần đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời.
5. Người trở về nước từ khu vực có bệnh phải áp dụng các biện pháp phòng bệnh, khai báo tình trạng sức khỏe cho cơ quan y tế địa phương để được theo dõi sức khỏe.

Chia sẻ