Ra chợ mua rau, người khôn ngoan không bao giờ mua 3 loại này, vừa không ngon lại còn có thể "nhiễm độc", sinh bệnh cho cơ thể

Đậu Đậu,
Chia sẻ

Ra chợ mua rau, người khôn ngoan không bao giờ mua ba loại này, thậm chí theo Sohu chính người trồng rau cũng không dám ăn những loại rau này.

Theo sự phát triển của xã hội, mức sống của con người ngày càng được nâng cao rõ rệt, nhu cầu về ăn uống cũng tăng lên. Tuy nhiên, con người ngày nay không chỉ cần phải ăn ngon mà còn ăn uống lành mạnh, sử dụng đồ "sạch".

Trong nhiều năm gần đây, các vấn đề về an toàn thực phẩm như rau bị phun thuốc trừ sâu, thuốc tăng trưởng... khiến người mua khó khăn trong việc chọn lựa hơn. Rau củ quả vốn là nguồn thực phẩm tốt cho cơ thể, được sử dụng cho cả người già lẫn trẻ nhỏ nên khâu lựa chọn phải vô cùng cẩn trọng.

Ra chợ mua rau, người khôn ngoan không bao giờ mua ba loại này, thậm chí theo Sohu chính người trồng rau cũng không dám ăn những loại rau này.

3 loại rau củ chứa nhiều hóa chất "nhất chợ"

1. Ngô bóc sẵn vỏ

Ngô là loại "thực phẩm trường thọ", có giá trị dinh dưỡng rất cao. Trong một bắp ngô có chứa nhiều đạm, chất béo, vitamin và cellulose. Nếu tiêu thụ thường xuyên có nhiều lợi ích cho cơ thể, đặc biệt lượng lớn cellulose trong ngô, có thể kích hoạt hoạt động của đường tiêu hóa.

Nhưng khi mua ngô cũng cần phải chọn lựa thật kỹ để có thể mua được bắp ngô giàu dinh dưỡng. Khi đi chợ mua ngô không nên chọn những bắp ngô bị bóc sẵn vỏ vì đó có thể là ngô non, bị ướp hóa chất để có màu đẹp mắt hay có vị ngọt nhân tạo.

luoc-ngo-bao-lau-thi-chin-4-1.png

Hơn nữa, ngô mất vỏ bị mất đi lượng râu ngô quý giá. Râu ngô có thể được tận dụng để chế biến thành thức uống giải độc gan, hạ đường huyết. Râu ngô có chứa nhiều flavonoid, có thể làm giảm cholesterol lipoprotein mật độ thấp (LDL-C). Trong khi cholesterol cao đã được chứng minh là làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch. Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy râu ngô có chứa vitamin A, vitamin B1, B2, B6, vitamin C, vitamin PP, vitamin K, flavonoid, acid pantotheni... và các vi chất tự nhiên khác vô cùng cần thiết cho cơ thể, tốt hơn rất nhiều loại thuốc bổ.

Loại ngô nên mua: Khi chọn ngô, bạn nên mua những bắp ngô có vỏ màu xanh, chưa bị khô, râu ngô mềm mượt, cuống không bị thâm héo... Đồng thời, hạt ngô phải mẩy, bóng, thẳng tắp.

2. Cà chua quá cứng

Cà chua vừa ngon vừa dồi dào dinh dưỡng nên nhu cầu tiêu thụ cà chua rất lớn. Tuy nhiên khi đi mua cà chua bạn nên chú ý chọn lựa bởi có không ít loại cà chua bị phun thuốc kích chín.

Khi đi chợ mua cà chua, bạn phải chú ý không mua cà chua quá cứng. Bởi đây có thể là loại cà chua chưa chín kỹ, được tẩm thuốc để có màu đỏ tươi. Việc tiêu thụ cà chua còn xanh, chưa chín kỹ rất nguy hiểm. Cà chua xanh có chứa một lượng solanin nhất định, nếu ăn quá nhiều sẽ gây buồn nôn, nôn mửa, chóng mặt thậm chí có thể bị ngộ độc.

Loại cà chua nên mua: Nên mua những quả cà chua tròn trịa, vỏ căng bóng, không dập, cuống còn tươi.

tomato-6691911__340.jpeg

3. Rau bị héo, mốc dù là một phần

Thi thoảng ra chợ, bạn sẽ được người bán mời mua một số loại rau héo, bán ế hoặc khoai tây, khoai lang bị mốc... với giá thành "đại hạ giá". Nhưng đừng bao giờ mua loại rau này về ăn bởi rau héo thường không còn ngon và giữ nguyên được dinh dưỡng. Thậm chí, có không ít người bán rau tiết lộ họ không bao giờ dám ăn loại rau này mà chỉ bán cho khách.

Rau bị mốc thì chúng rất có thể chứa nhiều vi khuẩn nấm mốc, đặc biệt là độc tố aflatoxin. Aflatoxin gây ra tình trạng ngộ độc cấp tính, làm tổn thương trực tiếp đến tế bào gan, gây thoái hóa và hoại tử, gây ung thư gan.

Loại rau nên mua: Rau còn tươi xanh, chưa bị khô héo.

Cần lưu ý gì khi tiêu thụ rau củ để không bị nhiễm hóa chất?

Trước hết, các bà nội trợ cần lựa chọn những loại rau củ ở những gian hàng uy tín, nếu có thể hãy tự trồng rau để tiêu thụ.

Sau khi mua rau về, để rửa sạch bụi bẩn và hóa chất bạn cần ngâm rau quả trong nước sạch khoảng 5 - 10 phút. Sau đó mới rửa lại trực tiếp với vòi nước. Tiếp đó, bạn nên dùng nước muối 5% để ngâm rau.

giá rau.jpeg

Với các loại củ quả có vỏ, bạn có thể gọt vỏ để giảm trừ khả năng tiếp xúc với thuốc trừ sâu lớn nhất. Rau quả nên được nấu chín kỹ trước khi ăn.

Khi có biểu hiện ngộ độc hóa chất, hoặc có các triệu chứng nghi ngờ, nên đi khám ngay tại các cơ sở y tế chuyên khoa để điều trị kịp thời.

Chia sẻ