Quy luật mà ngay cả Đức Phật cũng không thể an bài, tránh bị nó tàn phá thì hãy học theo 3 chú khỉ "tam không"

Old Fashioned,
Chia sẻ

Có nhiều quy luật của cõi đời mà Đức Phật cũng không thể an bài hay giúp đỡ cho bất kỳ ai. Mình bình an chi bằng tự mình giúp mình bằng cách học theo 3 chú "khỉ tam không".

Nhiều người cho rằng, Đức Phật không phải người thường, Ngài là thần thánh và có rất nhiều phép thần thông quảng đại giúp phổ độ chúng sinh thoát khỏi vòng tục lụy bi thương.

Tuy nhiên, điều này hoàn toàn sai sự thật, Đức Phật là một con người có thật trong lịch sử, bằng xương bằng thịt hoàn toàn như chúng ta. Ngài chẳng qua chỉ là một người giác ngộ, truyền giáo pháp để chúng sinh tự mình thức tỉnh chứ hoàn toàn không có phép màu như các câu chuyện huyền huyễn được lưu truyền trong dân gian. 

Quy luật mà ngay cả Đức Phật cũng không thể an bày, tránh bị nó tàn phá thì hãy học theo 3 chú "khỉ tam không" - Ảnh 1.

Chính bằng lý do đó nên có nhiều quy luật của cõi đời mà Đức Phật cũng không thể an bài hay giúp đỡ cho bất kỳ ai. To lớn nhất là phải kể đến luật nhân quả: ai gieo nhân nào sẽ gặt quả nấy, ai sống ác thì sẽ gặp báo ứng, sống thiện sẽ được phúc báu bình an. Chỉ có tự mình hại mình hoặc tự mình giúp mình, chẳng ai có thể can thiệp.

Theo đó, Đức Phật còn dạy rằng, không phải cứ chăm chỉ đến chùa thì sẽ được gọi là bậc chuyên tu; không phải chăm chỉ tụng kinh trì chú, lễ bái Đức Phật cầu mong phú quý an lạc thì sẽ có được cuộc đời như ý nguyện. Mọi chuyện suy cho cùng cũng tự mình an bài mà thôi, tu ngay trong đời sống, tu trong từng việc mình làm mới thật sự quý giá. 

Chăm đi chùa nhưng về nhà bất hiếu với bố mẹ, hãm hại bạn bè, khinh thường người nghèo khó,... thì đến cuối cùng vẫn bị luật nhân quả báo ứng mà thôi. Vậy nên, nếu hiểu được điều này và muốn tránh được sự tàn phá của nhân quả luân hồi, hãy thay đổi nhân tâm và tu tập trong từng sát na cuộc đời mình. 

Quy luật mà ngay cả Đức Phật cũng không thể an bày, tránh bị nó tàn phá thì hãy học theo 3 chú "khỉ tam không" - Ảnh 2.

Tu tập ở đây cũng chưa cần phải làm gì cao siêu đâu, cứ học hỏi ở 3 chú khỉ tam không dưới đây. 

Về bản chất, 3 chú "khỉ tam không" chỉ mang tính biểu tượng, chúng được khắc trong một tấm phù điêu ở đền Toshogu (hay còn được gọi là Nhật Quang Đông Chiêu Cung), nằm ở thành phố Nikko (tỉnh Tochigi), cách thủ đô Tokyo khoảng 140 cây số. 

3 chú "khỉ tam không" từ xa xưa đã được nghệ nhân điêu khắc với 3 hành động khác nhau: Một con bịt mắt, tức không nhìn, gọi là Mizaru. Một con bịt miệng, tức không nói, gọi là Iwazaru. Và một con bịt tai, tức không nghe, gọi là Kikazaru.

Quy luật mà ngay cả Đức Phật cũng không thể an bày, tránh bị nó tàn phá thì hãy học theo 3 chú "khỉ tam không" - Ảnh 3.

Vậy bài học của 3 chú khỉ này há chẳng phải là không nghe, không nói và không nhìn hay sao? Điều này đúng nhưng chưa đủ, cảnh giới của tu tập là nghe mà như không nghe, nói mà như không nói, nhìn mà như không nhìn. 

Quay ngược lại triết lý của nhà Phật, Đức Phật cho rằng, bản chất con người ngay từ khi sinh ra đều thanh sạch nhưng vì trong quá trình trưởng thành, va vấp với cuộc đời mà sinh ra đau khổ. Đau khổ này đều xuất phát từ cái tâm chấp niệm được dẫn lối cơ bản bởi mắt nhìn, tai nghe và miệng nói. 

Mắt nhìn cảnh đời nhân sinh nên biết đẹp xấu, đẹp thì mê đắm, ganh ghét, xấu thì khinh rẻ chê bai; tai nghe chuyện đời, chuyện hay, lời ngọt thì mộng mị thích thú, lời xấu chê bai thì tức giận; miệng nếm mùi vị mà biết ngon dở, ngon thì khen ngợi, dở lại chê trách đủ điều, thậm chí miệng còn hay nói lời xu nịnh, hoặc là bỉ bai nanh nọc chuyện đời, chuyện người. 

Cứ thế, con người dần dần lấp đầy những suy nghĩ phiền muộn, thậm chí là cả toan tính tâm cơ, tham sân si hận có đủ cả - đau khổ từ đây mà ra, hạt nhân xấu từ đây mà gieo. 

Quy luật mà ngay cả Đức Phật cũng không thể an bày, tránh bị nó tàn phá thì hãy học theo 3 chú "khỉ tam không" - Ảnh 4.

Thế mới thấy, lời khuyên của ba chú “khỉ tam không” không thừa chút nào. Khỉ là loài vật hiếu động, nhảy nhót lăng xăng - nó như tâm của chúng ta, lúc nào cũng suy nghĩ lung tung và chấp niệm mọi thứ nghe được, thấy được, nhìn được. Vậy nên:

Khỉ bịt mắt tức là mắt nhìn nhưng tâm không chấp, không để bụng cái đẹp xấu vốn dĩ rất vô thường của cõi đời trần thế, không u mê trước cái đẹp và dao động trước cái xấu.

Khỉ bịt tai tức là nghe nhưng tâm không giữ, không nghĩ ngợi chuyện người ta khen chê mình thế nào, hay ai oán trách đặt điều vu khống mình, cứ kệ họ, lưới trời lồng lộng sự thật ắt có thời gian trả lời. 

Khỉ bịt miệng tức là đừng để tâm chấp niệm ngon dở, ăn uống vốn chỉ để nuôi thân phàm xác thịt. Cũng đừng để miệng buông lời tạo nghiệp, không vu vạ nói xấu ai, cũng đừng xu nịnh với ý niệm tham lam, mong người ta quý mình rồi cho mình giàu sang phú quý. 

Chia sẻ