Nửa tỷ phụ nữ trong độ tuổi sinh sản đang đối mặt với tình trạng thiếu máu thiếu sắt
Theo điều tra của WHO, có tới gần 30% tương đương với hơn nửa tỷ phụ nữ trong độ tuổi sinh sản bị thiếu máu thiếu sắt. Đây là thực trạng đáng báo động cho sức khỏe phụ nữ toàn cầu.

29,9% phụ nữ toàn cầu trong độ tuổi sinh đẻ bị thiếu máu
Thiếu máu là tình trạng cơ thể không đủ lượng hồng cầu khỏe mạnh để vận chuyển oxy đi nuôi các mô và cơ quan. Khi thiếu sắt – nguyên liệu chính để sản xuất hemoglobin trong hồng cầu – cơ thể không thể tạo ra đủ máu, dẫn đến mệt mỏi, suy nhược, da xanh xao, giảm trí nhớ và năng suất lao động.
Phụ nữ mang thai bị thiếu máu có nguy cơ bị mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu, bong nhau non, nhau tiền đạo, băng huyết sau sinh… Việc người mẹ thiếu máu khi mang thai có thể dẫn tới thai nhi bị chậm phát triển, nhẹ cân, sinh non và nguy cơ sảy thai, mắc dị tật thai. Thiếu sắt ảnh hưởng đến miễn dịch khiến cho em bé khi ra đời dễ mắc các bệnh sơ sinh hơn.

Thực trạng thiếu máu có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, giới tính nhưng lại đáng báo động hơn ở phụ nữ, đặc biệt phụ nữ trong độ tuổi sinh sản (15 - 49 tuổi) và phụ nữ mang thai. Nguyên nhân do họ bị mất máu hàng tháng qua chu kỳ kinh nguyệt, nhu cầu sắt tăng trong giai đoạn mang thai, cho con bú, hoặc chế độ dinh dưỡng thiếu cân bằng.
Theo tổ chức Y tế Thế giới WHO, tỷ lệ thiếu máu toàn cầu trong năm 2019 ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản (15 - 49 tuổi) là 29,9%, tỷ lệ là 29,6% ở phụ nữ không mang thai trong độ tuổi sinh sản và 36,5% ở phụ nữ mang thai. Kể từ năm 2000, tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ mang thai đã giảm nhẹ, song tình trạng thiếu máu toàn cầu ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản vẫn đáng báo động.
Tại Việt Nam, Theo điều tra dinh dưỡng của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, tỷ lệ phụ nữ mang thai thiếu máu lên đến 36,5%, trong đó đa phần là thiếu máu do thiếu sắt. Tuy nhiên, con số thực tế có thể cao hơn vì nhiều người không nhận ra các dấu hiệu ban đầu như: hoa mắt, chóng mặt, tim đập nhanh, dễ mệt khi hoạt động nhẹ.

Giải pháp phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt hiệu quả
Trước thực trạng thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ trên toàn cầu, giải pháp không chỉ dừng lại ở việc uống bổ sung thêm sắt, mà là cần hiểu đúng về nhu cầu sắt của cơ thể và thực hiện bổ sung một cách khoa học.
Đối với phụ nữ chưa mang thai, việc chủ động kiểm tra định kỳ các chỉ số như hemoglobin, ferritin cũng là cách hiệu quả để phát hiện thiếu sắt sớm. Khi chỉ số thấp, việc bổ sung sắt dự phòng theo hướng dẫn của chuyên gia sẽ giúp phòng tránh thiếu máu từ trước thai kỳ – một yếu tố quan trọng để đảm bảo sức khỏe mẹ và thai nhi sau này.
Đối với phụ nữ mang thai, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo mẹ bầu cần bổ sung từ 30 - 60mg sắt mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu tạo máu tăng cao trong thai kỳ. Tuy nhiên, chế độ ăn thông thường – đặc biệt ở những người ăn ít thịt đỏ, ăn chay hoặc có chế độ dinh dưỡng không cân đối – thường chỉ cung cấp được khoảng 10 - 15mg sắt mỗi ngày. Do đó, việc bổ sung sắt qua sản phẩm bổ sung như thuốc hay thực phẩm chức năng là cần thiết, đặc biệt với người thiếu máu, phụ nữ mang thai, chuẩn bị mang thai và sau sinh.
Tuy vậy, không ít người phải bỏ uống sắt giữa chừng vì gặp các tác dụng phụ như buồn nôn, táo bón, nóng trong hay đầy bụng. Đây cũng chính là một trong những rào cản khiến việc bổ sung sắt không đạt hiệu quả như mong muốn. Vấn đề không nằm ở việc cơ thể "không hợp" với sắt, mà phần lớn xuất phát từ việc lựa chọn sai loại sắt hoặc uống sai thời điểm.
Hiện nay, công nghệ mới như sắt bao vi nang được đánh giá là một bước tiến lớn trong việc hỗ trợ hấp thu sắt hiệu quả hơn. Trong đó, TPBVSK Ferrolip được biết đến khi ứng dụng công nghệ này mang lại hiệu quả hấp thu cao và được nhiều người tin dùng, đặc biệt là người thiếu máu, mẹ bầu và mẹ sau sinh.

Sở dĩ sắt Ferrolip cho bà bầu được đón nhận là bởi sản phẩm này được điều chế với công nghệ bao vi nang hiện đại. Công nghệ này giúp bao bọc, bảo vệ các phân tử sắt để vận chuyển đến đúng ruột non để hấp thu, giúp tăng khả năng hấp thu của sắt, nhờ đó giảm thiểu các tác dụng phụ như nóng trong, táo bón, kích ứng dạ dày khi uống sắt. Ngoài ra, thành phần trong mỗi gói Ferrolip chứa 30mg sắt, được điều chế dưới dạng bột tan ngay trong miệng phù hợp với nhiều đối tượng như mẹ bầu, mẹ sau sinh hay người thiếu máu.
Bên cạnh việc chọn đúng loại sắt, thời điểm và cách uống sắt cũng ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hấp thu. Sắt nên được uống vào buổi sáng hoặc trưa, lúc bụng đói hoặc giữa hai bữa ăn. Việc kết hợp với thực phẩm giàu vitamin C như cam, bưởi, kiwi hoặc viên uống bổ sung cũng giúp tăng khả năng hấp thu. Ngược lại, cần tránh uống sắt cùng lúc với canxi, sữa, trà hay cà phê – những yếu tố có thể cản trở hấp thu sắt đáng kể.
Việc hiểu rõ nhu cầu sắt của cơ thể và biết cách bổ sung đúng sẽ góp phần làm giảm tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ toàn cầu, tạo nền tảng sức khỏe tốt cho thế hệ tiếp theo.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ferrolip
Sản phẩm bổ sung sắt cho cơ thể, hỗ trợ tạo hồng cầu.
Hỗ trợ giảm nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt.
Giấy phép quảng cáo: 131/2023/XNQC-ATTP
Sản phẩm được phân phối độc quyền bởi Công ty TNHH Dược Hunmed
Địa chỉ: Số 130/32, tổ 6, phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, TP Hà Nội
Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.