'Nụ hôn ở Quảng trường Thời đại' bị chỉ trích là quấy rối tình dục sau hơn 7 thập kỷ từ Thế chiến II

Chan,
Chia sẻ

Từng được coi là biểu tượng của sự lãng mạn, nụ hôn nổi tiếng thời Thế chiến II giờ đây bị chỉ trích là hành động quấy rối tình dục và bức tượng được dựng nên để kỷ niệm cũng bị ai đó vẽ bậy lên dòng chữ "Metoo" đỏ thẫm.

Vào hôm 18/2 vừa qua, chỉ một ngày sau khi ông George Mendonsa - người thủy thủ trong bức ảnh nổi tiếng "nụ hôn ở Quảng trường Thời đại" qua đời, cảnh sát ở Sarasota, bang Florida, Mỹ đã phát hiện bức tượng được dựng lên để tưởng nhớ một sự kiện biểu tượng trong Thế chiến II này bị ai đó vẽ bậy dòng chữ "Metoo" bằng sơn màu đỏ lên phần chân tượng cô y tá. Đương nhiên, "Metoo" ở đây được dùng để ám chỉ phong trào quốc tế phản đối nạn quấy rối tình dục phái nữ. 

Nụ hôn ở Quảng trường Thời đại bị chỉ trích là quấy rối tình dục sau hơn 7 thập kỷ từ Thế chiến II - Ảnh 1.

Bức tượng bị ai đó vẽ dòng chữ "Metoo" màu đỏ lên bắp chân

Đối với nhiều người, hình ảnh chàng thuỷ thủ George Mendonsa công khai hôn cô y tá Greta Zimmer Friedman ngay trên đường đại diện cho niềm vui ngập tràn trên khắp nước Mỹ khi hay tin Nhật Bản đầu hàng năm 1954. Trong khoảnh khắc đó, với một chút hơi men, anh chàng thủy thủ George đã chạy tới bên cô gái trong trang phục y tá và trao cho cô một nụ hôn.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, khi phong trào #Metoo bắt đầu phát triển mạnh mẽ hơnmột số người cho rằng bức ảnh này đã chụp lại được hành vi tấn công tình dục. Vì trên thực tế, ông Mendonsa đã hôn bà Friedman mà không không hề được sự đồng ý của đối phương. Vì vậy, đã có rất nhiều ý kiến trái chiều sau khi hình ảnh bức tượng bị vẽ bậy dòng chữ màu đỏ được đăng tải lên mạng.

Nụ hôn ở Quảng trường Thời đại bị chỉ trích là quấy rối tình dục sau hơn 7 thập kỷ từ Thế chiến II - Ảnh 2.

Bức ảnh chàng thuỷ thủ trao nụ hôn nồng cháy cho cô y tá ở Quảng trường Thời đại luôn được xem là một trong những khoảnh khắc mang tính biểu tượng trong chiến tranh thế giới thứ II

Trong một cuộc phỏng vấn năm 2005, bà Greta Zimmer Friedman - nữ chính của bức ảnh lãng mạn nói rằng nụ hôn này không phải lựa chọn của bà, cô y tá ngày đó đã bất ngờ bị ông Mendonsa "tóm lấy". Nhiều ý kiến cho rằng đây chỉ là hành động thể hiện sự vui mừng tột độ của những người muốn cảm ơn Chúa vì cuộc chiến đã kết thúc. Sau cái chết của bà Zimmer vào năm 2016, con trai bà đã nói với tờ New York Times rằng mẹ ông không nhìn nhận nụ hôn trong Thế chiến II theo cách tiêu cực.

Có người cho rằng: "Tôi không nói rằng người phụ nữ này hoàn toàn cảm thấy như một nạn nhân, nhưng về mặt lý thuyết, nụ hôn bất ngờ cũng là một hành động tình dục ngoài ý muốn, nó không hề được yêu cầu. Đây là điều quá đơn giản và rõ ràng".

"Phong trào #MeToo chính là để giáo dục cho tất cả mọi người hiểu rằng phụ nữ không thể tiếp tục bị coi là đối tượng tình dục mà đàn ông tìm đến bất cứ lúc nào họ muốn!".

Nhưng một người dùng MXH khác cũng lên tiếng bênh vực George Mendonsa: "Tấn công tình dục là khủng khiếp nhưng đây chắc chắn không phải là tình huống đó. Tôi có thể đảm bảo với bạn rằng người đàn ông đáng thương vừa mới ra đi trong này đã không nghĩ đến việc tấn công tình dục một phụ nữ, ngay khi mà anh ta phát hiện ra Thế chiến thứ hai đã kết thúc!".

Đến sáng thứ 3 (ngày 19/2), chính quyền thành phố Sarasota xác nhận dòng chữ #Metoo sơn graffiti màu đỏ đã được lau chùi sạch sẽ. 

Dòng chữ vẽ bậy trên bức tượng đã được chính quyền xoá đi

(Theo BBC)

Chia sẻ