Những món đồ chơi tưởng không hại mà hại không tưởng, các mẹ không nên mua cho con

Châu NTN - Webuy,
Chia sẻ

Trẻ con thường hay tò mò khám phá mọi thứ xung quanh, chính vì vậy, các mẹ nên chú ý lựa chọn đồ chơi để tránh gây nguy hiểm cho các bé nhà mình!

Đồ chơi như một loại công cụ giúp bố mẹ cùng chơi với con, giúp con phát triển về trí tuệ, kích thích trí tò mò, óc tưởng tượng và nuôi dưỡng năng lực sáng tạo của bé. Tuy nhiên, không phải loại đồ chơi nào cũng tốt. Dưới đây là một vài loại đồ chơi trẻ em dễ gây nguy hiểm cho bé mà các mẹ nên tránh.

1. Miếng dán đồ chơi (Sticker)

Những miếng dán đồ chơi được sản xuất và sử dụng dưới nhiều hình thức, như dán tủ quần áo, máy tính, hộp bút, cặp sách của trẻ em,... Hầu hết những miếng dán được bày bán tràn lan trên thị trường, nhất là quanh các trường học. Với mẫu mã, màu sắc, và sự đa dạng, chúng thu hút mọi lứa tuổi. Không riêng trẻ em, nhiều bậc phụ huynh bị hấp dẫn bởi vẻ ngoài thu hút của những món đồ này cũng mua làm quà hoặc mua về cho trẻ trang trí, sử dụng hằng ngày.

Những đồ chơi tưởng không hại mà hại không tưởng, các mẹ không nên mua cho con - Ảnh 2.

Hầu hết những miếng dán được bày bán tràn lan trên thị trường, nhất là quanh các trường học. Với mẫu mã, màu sắc, và sự đa dạng, chúng thu hút mọi lứa tuổi.

Tuy nhiên, các sản phẩm miếng dán đồ chơi nhựa này đều có chứa DEHP (di-ethylhexyl phthalate) ở mức cao từ 15-32%. Đây là chất độc hại bị cấm sử dụng trong tất cả các sản phẩm đồ chơi và chăm sóc trẻ em. Chất DEHP được RAPEX xác nhận có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ, ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản của trẻ.

Những đồ chơi tưởng không hại mà hại không tưởng, các mẹ không nên mua cho con - Ảnh 3.

Việc thường xuyên sử dụng và tiếp xúc với những miếng dán có chứa chất độc hại này, sức khỏe của trẻ em, cũng như gia đình và người thân sẽ luôn bị “tử thần” đe dọa.

2. Bộ đồ chơi nấu ăn

Không khó để tìm thấy những món đồ chơi Trung Quốc nhiều màu sắc. Những bộ đồ chơi tập nấu ăn hàng Trung Quốc với nhiều mức giá, kiểu dáng cũng được bày bán khá nhiều. Những bộ đồ chơi nấu ăn dành cho bé gái có giá dao động từ 45.000- 100.000 đồng/bộ tùy loại. Loại có giá rẻ từ 30.000 - 45.000 đồng là hàng Trung Quốc nhập lậu. Loại có giá 90.000- 120.000 đồng là loại có phụ đề tiếng Việt.

Phẩm màu để tạo màu sắc cho những món đồ này chính là mối nguy hại tiềm ẩn. Trẻ em khi chơi đồ chơi, trong đó có bộ đồ nấu ăn, các loại hoa quả nhựa,….các bé không chỉ sờ, nắm mà còn liếm, ngậm nên chắc chắn sẽ hấp thu độc chất qua miệng nếu đồ chơi đó chứa độc chất.

Những đồ chơi tưởng không hại mà hại không tưởng, các mẹ không nên mua cho con - Ảnh 5.

Phẩm màu để tạo màu sắc cho những món đồ này chính là mối nguy hại tiềm ẩn. Bên cạnh đó, phthalate trong nhựa cũng rất độc hại đối với trẻ.

Ở nước ta chưa có số liệu về các giá trị gây độc hay lượng tối đa cho phép sử dụng phthalate trong nhựa. Tuy nhiên có một số nước như: Canada, Mỹ, EU có tiêu chuẩn cụ thể, quy định đặc biệt đối với đồ chơi trẻ em mà trẻ có thể ngậm, mút cho vào miệng với ngưỡng an toàn của phthalate trong sản phẩm đồ chơi trẻ em là không quá 1.000mg/kg, còn cao hơn nữa thì có thể ảnh hưởng, nguy hại đến sức khỏe.

3. Bộ đồ chơi bác sĩ

Trẻ sẽ rất thích sử dụng các dụng cụ của bộ đồ chơi này để khám bệnh cho mình và những người xung quanh. Việc này sẽ dễ khiến cho một phần của bộ dụng cụ có thể bị kẹt trong mũi hoặc đường thở của bé. Bên cạnh đó, những trò chơi này còn làm nảy sinh sự quan tâm của bé đối với ống tiêm, kéo và thuốc.

Những đồ chơi tưởng không hại mà hại không tưởng, các mẹ không nên mua cho con - Ảnh 6.

Các bé thường thích thú thực hành bộ đồ chơi với các bạn bè nhưng chính điều đó khiến các chất độc xâm nhập vào cơ thể.

Những đồ chơi tưởng không hại mà hại không tưởng, các mẹ không nên mua cho con - Ảnh 7.

Các mẹ nên cẩn thận khi lựa chọn sản phẩm đồ chơi này cho các con.

Tương tự như bộ đồ chơi nấu ăn, phẩm màu hay các thành phần trong nhựa có thể xâm nhập vào cơ thể, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé. Vì vậy, các mẹ nên cẩn thận khi lựa chọn sản phẩm đồ chơi này cho các con.

4. Các loại bóng cao su

Loại bóng cao su này có nhiều sợi tủa ra ngoài, trên sản phẩm có dán đôi mắt. Sản phẩm này có những sợi cao su nhỏ có thể dễ dàng tách rời, tạo thành các bộ phận nhỏ. Trẻ em có thể hít hoặc nuốt chúng, dẫn đến nghẹn, nghẹt thở, thậm chí tử vong nếu người lớn không phát hiện kịp thời. Loại bóng cao su có hình dáng giống như trên cũng được bán ở Việt Nam.

Những đồ chơi tưởng không hại mà hại không tưởng, các mẹ không nên mua cho con - Ảnh 8.

Cao su làm bóng cũng có thể chứa các chất độc gây hại cho trẻ nhỏ.

Những đồ chơi tưởng không hại mà hại không tưởng, các mẹ không nên mua cho con - Ảnh 9.

Sợi cao su nhỏ có thể dễ dàng tách rời, tạo thành các bộ phận nhỏ có thể lọt vào mũi miệng của trẻ.

5. Các loại đồ chơi có cánh quạt

Máy bay trực thăng và những đồ chơi khác có cánh quạt là loại đồ chơi dành cho trẻ lớn. Trẻ nhỏ không nên chơi những món đồ chơi này vì các bé rất dễ đưa ngón tay vào cánh quạt đang quay.

Những đồ chơi tưởng không hại mà hại không tưởng, các mẹ không nên mua cho con - Ảnh 10.

Những cánh quạt khi quay có thể tạo ra lực sát thương khá lớn cho các bé.

Những đồ chơi tưởng không hại mà hại không tưởng, các mẹ không nên mua cho con - Ảnh 11.

Mặc dù các đồ chơi này thường được gắn mác tuổi 10+ nhưng trẻ con hay tò mò và đòi mua, nên các mẹ cần phải lưu ý không nên chiều theo ý con.

6. Bóng bay

Hầu hết trẻ nhỏ nào cũng thích chơi bóng bay vì chúng nhiều màu sắc dễ thương, kích thích thị giác của trẻ. Tuy nhiên, bóng bay được sản xuất với nhiều phẩm màu, chất phụ gia không an toàn với trẻ. Đặc biệt là khi trẻ thường dùng miệng để thổi bóng bay rất nguy hiểm, chưa kể nếu bóng bay vỡ có thể bắn vào mắt trẻ.

Những đồ chơi tưởng không hại mà hại không tưởng, các mẹ không nên mua cho con - Ảnh 12.

Đã có rất nhiều vụ nổ bóng bay gây bỏng nặng không chỉ cho trẻ em mà cả người lớn.

Những đồ chơi tưởng không hại mà hại không tưởng, các mẹ không nên mua cho con - Ảnh 13.

Và các mẹ cũng nên lưu ý không nên để con tự thổi bóng bay bằng miệng, dễ hít phải những chất độc hại.

Riêng đối với những loại bóng bay chứa dung dịch hay chứa khí hydro bên trong thì càng nguy hiểm. Vì nếu chúng vỡ có thể gây tổn thương tới sức khỏe của trẻ. Hiện nay, nhiều nước trên thế giới khuyến cáo không cho trẻ dưới 10 tuổi chơi bóng bay nếu không có sự giám sát của người lớn.

Chia sẻ