Những món ăn truyền thống nhất định phải có trong dịp tết Nguyên Đán ở Trung Quốc

HANA,
Chia sẻ

Bánh tổ, sủi cảo… những món ăn mang lời chúc và niềm hy vọng không thể thiếu trong dịp tết Nguyên Đán truyền thống của người dân Trung Quốc.

Kẹo Táo

Những món ăn truyền thống nhất định phải có trong dịp tết Nguyên Đán ở Trung Quốc - Ảnh 1.

Kẹo Táo là một loại kẹo tương tự như mạch nha, ăn dính răng, có thể kéo dài thành thanh (gọi là kẹo Quan Đông) hoặc cuộn tròn gọi là quả đường. Loại kẹo này ăn có vị ngọt, giòn, mát.

Khi muốn ăn kẹo, người ta phải dùng dao tách từng chút một để ăn bởi bề ngoài của nó quá cứng.

Đây là loại kẹo dùng để cúng lên Táo quân vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm. Bởi người Trung Quốc tin rằng vì kẹo rất dính nên có tác dụng "dính miệng" Táo quân lại, không để ông bẩm điều xấu lên Ngọc Hoàng. Ở một số vùng phía nam Trung Quốc, người dân lại cho rằng cúng kẹo để ông Táo ăn vào sẽ có tâm trạng vui vẻ, "nói ngọt" và chỉ bẩm tấu điều hay lên Ngọc Hoàng.

Chè Lạp Bát

Từ xưa đến nay, mỗi độ đến mùng tám tháng chạp hàng năm, người Trung Quốc nấu chè Lạp Bát để cúng lên tổ tiên rồi cả nhà xum họp cùng ăn hoặc biết cho người thân, bạn bè.

Những món ăn truyền thống nhất định phải có trong dịp tết Nguyên Đán ở Trung Quốc - Ảnh 2.

Sở dĩ có truyền thống này là do trong tiếng Trung Quốc, từ "Lạp" vừa có nghĩa là tiếp nối, chuyển tiếp giữa cái cũ và cái mới; vừa có nghĩa là săn bắn chim rừng, gà rừng và động vật hoang dã dùng cho cúng tổ tiên và tế thần; đồng thời còn có thể hiểu là xua ma trừ tà.

Cháo Lạp bát truyền thống trong dân gian, phải có đủ 8 nguyên liệu chính, 8 nguyên liệu phụ để khớp với con số 8 "tức Lạp bát"với ngụ ý là may mắn. Nguyên liệu chính chủ yếu lấy các loại đỗ là chính. Đỗ có đỗ đỏ, đỗ xanh, đỗ đũa , đỗ cô ve, đỗ Hà lan, đỗ ván và các loại đỗ khác. Các loại gạo như kê, gạo tẻ, kê nếp, gạo cẩm, gạo nếp, tiểu mạch, ngô, cao lương...

Bánh tổ (Nian Gao)

Trong số các loại bánh ngọt truyền thống của Trung Quốc, bánh tổ có lẽ là loại lớn nhất. Bánh có sẵn quanh năm, nhưng đặc biệt phổ biến trong dịp năm mới. Vào những ngày Tết cổ truyền, các thành viên trong gia đình người Hoa có truyền thống vui vầy sum họp, cùng ăn cỗ đầu năm. Trong mâm cỗ truyền thống ấy không bao giờ thiếu món bánh tổ.

Những món ăn truyền thống nhất định phải có trong dịp tết Nguyên Đán ở Trung Quốc - Ảnh 3.

Bánh được làm từ gạo nếp, loại tốt, dẻo và thơm, đường bát được "thắng" kỹ, loại bỏ hết tạp chất và bỏ ít gừng tươi để tạo hương vị. Nian Gao, phiên âm giống như Nian Gao ngụ ý chỉ sự thịnh vượng, tiến bộ, luôn đi lên. Theo tiếng Trung, "Gao" là bánh, "Nian" là chất dính, nghĩa là bánh nếp, bánh dính, mọi người dùng món bánh này với mong ước các thành viên trong gia đình lúc nào cũng sẽ luôn kết dính, gắn bó với nhau bền vững.

Chiếc bánh tổ ngày nay được chế biến theo nhiều kiểu, nhiều cách nhưng vẫn mang một ý nghĩa chung là cầu cho một năm mới thịnh vượng hơn.Như một món quà, Nian Gao được làm cới nhiều hình dạng khác nhau, bao bì hấp dẫn cho phù hợp với mùa lễ Tết. Những mẫu thiết kế là biểu tượng và những lời chúc tốt lành.

Sủi cảo

Những món ăn truyền thống nhất định phải có trong dịp tết Nguyên Đán ở Trung Quốc - Ảnh 4.

Được xem là món ăn may mắn vì những chiếc bánh này trông giống như những đồng tiền cổ của Trung Quốc. Sủi cảo tượng trưng cho sự giàu có và hy vọng cho một tương lai tươi sáng.

Phần lớn các vùng đều làm bánh hình bán nguyệt kiểu truyền thống. Gói theo hình này thì khi gói gấp đôi vỏ bánh hình tròn, dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ của tay phải viền theo diềm bán nguyệt là được, phải viền cho đều gọi là "viền Phúc". Có gia đình kéo hai đầu của hình bán nguyệt nối liền với nhau như nén bạc, bầy trân nắp, tượng trưng cho tiền của để khắp mọi nơi, vàng bạc đầy nhà. Ở nông thôn, ngoài vỏ sủi cảo bà con in hình bông lúa mỳ trĩu hạt, với ngụ ý là sang năm mới ngũ cốc được mùa.

Tại miền bắc, theo phong tục, các thành viên trong gia đình chuẩn bị bánh sủi cảo trước thời khắc giao thừa và ăn sau nửa đêm. Bất kể là đi công tác, học tập hay làm ăn xa nhà, đều trở về đoàn tụ với gia đình. Cả gia đình quây quần gói sủi cảo, ăn sủi cảo, chung vui, đầm ấm trong bầu không khí thanh thản của ngày tết. Một trong những thành viên trong gia đình may mắn có thể tìm thấy một đồng tiền xu trong chiếc bánh sủi cảo của mình.

Ngoài dịp năm mới, nhiều gia đình cũng chuẩn bị bánh sủi cảo cho những dịp đặc biệt khác như: Ngày sinh, các dịp lễ tây như Giáng sinh hoặc Lễ Tạ Ơn. cả gia đình cùng ăn, tượng trưng cho sự đoàn tụ. Chủ nhà mời khách ăn bánh để tỏ lòng quý trọng và sự nhiệt tình.

Chả giò

Những món ăn truyền thống nhất định phải có trong dịp tết Nguyên Đán ở Trung Quốc - Ảnh 5.

Theo tập tục của người Trung Quốc, chả giò sẽ được ăn vào ngày lập xuân sau tết. Bởi vì màu sắc và hình dáng của chúng tương tự như thanh vàng, nên chả giò tượng trưng cho sự giàu có và thịnh vượng.

Chả giò là món ăn đặc biệt phổ biến ở vùng phía Đông Trung Quốc như Giang Tây, Thượng Hải, Phúc Kiến, Quảng Châu, Thâm Quyến…

Ban đầu, chả giò được làm với nhiều rau sau đó nhiều nguyên liệu khác nhau như thịt lợn thái lát, tôm luộc, rau sống, carrot, đậu phụ cũng được đem vào sử dụng. Tất cả được cuốn gọn ghẽ trong một chiếc bánh tráng vỏ mỏng rồi chiên trong chảo dầu. Sau khi vớt ra, chả giò có màu vàng đẹp mắt, khá giống với thỏi vàng ngày xưa. Khi ăn, nó có vị ngọt hoặc mặn nhưng đặc biệt giòn rụm. Sau này, người ta thường chuẩn bị thêm các loại rau ăn kèm.

Chia sẻ