Nhiều người đã gặp biểu hiện này nhưng không hề biết nó cảnh báo bạn đang làm việc quá nhiều
Không chỉ dựa vào giờ làm việc, những dấu hiệu khác cũng có thể báo hiệu bạn đang quá lao lực và làm việc quá nhiều.
Theo tiến sĩ Randy Simon, nhà tâm lý học lâm sàng tại Trung tâm nghiên cứu Montclair Summit, New Jersey, môi trường làm việc căng thẳng, trách nhiệm cao, khối lượng công việc đồ sộ đều có khả năng tạo áp lực và lấy đi nhiều thời gian làm việc của bạn.
Môi trường làm việc căng thẳng, trách nhiệm cao, khối lượng công việc đồ sộ đều có khả năng tạo áp lực và lấy đi nhiều thời gian làm việc của bạn.
Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy bạn đang rơi vào tình trạng làm việc quá nhiều:
Tìm đến rượu như một biện pháp giải tỏa tinh thần
Làm việc hơn 40 giờ mỗi tuần dễ dàng khiến bạn trở nên mệt mỏi và căng thẳng. Theo số liệu thống kê của Trung tâm Sức khỏe Memorial Sloan-Kettering thuộc Đại học Weill Cornell Medical College, New York (Mỹ), trung bình có đến 14 phụ nữ và 21 nam giới tìm đến rượu mỗi tuần khi phải làm việc quá nhiều.
Không chỉ khiến bạn mệt mỏi, uống rượu còn gây ra những hiểm họa sức khỏe khác. Do vậy, thay vì sử dụng loại đồ uống có cồn này, hãy dành cho cơ thể thời gian nghỉ ngơi, hồi phục sức lực. Tiến sĩ Simon cho hay, giảm thiểu tiếp xúc với các loại thiết bị điện tử và tăng cường gặp gỡ, trò truyện cùng bạn bè là cách hữu hiệu nhất giúp bạn thoát khỏi ám ảnh về công việc.
Trung bình có đến 14 phụ nữ và 21 nam giới tìm đến rượu mỗi tuần khi phải làm việc quá nhiều.
Làm việc không năng suất
Nếu thời gian làm việc tăng cao nhưng tỉ lệ nghịch với kết quả công việc thì hãy xem xét lại, bởi rất có thể, bạn đang làm việc quá sức. Một nghiên cứu từ Đại học Stanford cho hay, những người làm việc quá 70 tiếng một tuần không hiệu quả bằng những người chỉ làm 56 tiếng. Tập trung xử lý triệt để từng việc một thay vì ôm đồm quá nhiều một lúc sẽ giúp bạn hoàn thành công việc nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Nếu thời gian làm việc tăng cao nhưng tỉ lệ nghịch với kết quả công việc thì hãy xem xét lại, bởi rất có thể, bạn đang làm việc quá sức.
Cảm thấy buồn bã
Tâm trạng không tốt cũng có thể là hệ quả của làm việc quá nhiều. Theo Soly Evans, chuyên gia tâm lý kiêm nhà nghiên cứu y sinh tại Bệnh viện Edouar-Herriot (Pháp), không ít nghiên cứu đã chỉ ra, những người làm việc quá 11 tiếng mỗi ngày có khả năng mắc trầm cảm cao hơn hẳn so với những người chỉ làm 8 tiếng một ngày.
Tâm trạng không tốt cũng có thể là hệ quả của làm việc quá nhiều.
Sức khỏe tim mạch suy giảm
Dấu hiệu này khá khó nhận biết và nếu không chú ý, bạn có thể gặp phải những vấn đề khá nghiêm trọng. Theo Mike Hoaglin, chuyên gia y khoa kiêm dược sĩ phụ trách khoa tim mạch tại Phòng cấp cứu khẩn cấp tại Bệnh viện Duke, stress có khả năng kích thích hormone cortisol sản sinh, gây nhiều tác động tiêu cực tới hệ thống tim mạch.
Điều này đồng nghĩa với việc bạn dễ mắc phải đột quỵ, tiểu đường tuýp 2, chứng xơ vữa động mạch vành hay ung thư cao hơn những người không phải chịu áp lực thường xuyên. Tăng cường giao tiếp với mọi người vận động trong thời gian nghỉ ngơi là cách hữu hiệu giúp bạn loại bỏ những cơn căng thẳng trong công việc.
Stress có khả năng kích thích hormone cortisol sản sinh, gây nhiều tác động tiêu cực tới hệ thống tim mạch.
Đau lưng và cổ
Những cơn đau chưa bao giờ là dấu hiệu tốt cho sức khỏe của bạn. Một nghiên cứu trên Tuần san y khoa Sức khỏe và Môi trường làm việc cho thấy, stress có khả năng ức chế thần kinh và tạo nên căng cơ, khiến những người phải làm thêm giờ thường xuyên hay gặp phải tình trạng đau, mỏi cơ bắp.
Thông thường, những cơn đau tại vùng cổ thường xảy ra ở nữ giới trong khi vùng lưng dưới lại hay làm phiền cánh đàn ông. Nếu bạn đang chật vật vì những cơn đau này, hãy tìm đến những biện pháp trị liệu tâm lý như thiền định, chúng sẽ giúp ích bạn rất nhiều.
Mối quan hệ của bạn gặp trục trặc
Mặc dù vẫn có thể phân bổ được thời gian nhưng mệt mỏi, uể oải và căng thẳng vẫn có thể khiến mối quan hệ gặp vấn đề không nhỏ. Điều này càng thể hiện rõ ràng khi công việc của bạn đòi hỏi trách nhiệm cao, xâm chiếm khoảng thời gian dành cho nửa còn lại.
Tập trung giải quyết từng phần và theo sát kế hoạch là cách phân bổ khoa học giúp bạn không bị "choáng ngợp" bởi khối lượng công việc phải giải quyết.
(Nguồn: Healthline)