Người Việt có 5 món dân dã bổ ngang nhân sâm, phụ nữ ăn đều sẽ giảm rụng tóc, chống lão hóa, sức khỏe cải thiện rõ

Tuấn Khang,
Chia sẻ

Chúng thậm chí được ví là "nhân sâm của người nghèo".

Nhân sâm là một loại thảo dược bổ dưỡng trong y học cổ truyền. Chúng tốt cho phụ nữ với vô số công dụng từ chống lão hóa, giảm rụng tóc đến điều hòa kinh nguyệt, giảm cân... Cả nhà được bổ sung nhân sâm thì sẽ luôn khỏe mạnh, ít bệnh tật.

Dẫu vậy, nhân sâm khá "đắt đỏ", là thảo dược không thể tùy tiện dùng. May thay, cuộc sống hàng ngày vẫn có những món ăn dân dã bổ ngang nhân sâm. Đó là:

Nhân sâm trong đất: Củ cải

Chuyên gia dinh dưỡng Lâm Thang Oánh (Bệnh viện Ung bướu tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc) cho biết, củ cải được mệnh danh là "nhân sâm trong đất". Củ cải trắng, củ cải đỏ, củ cải xanh… mỗi loại đều có những ưu điểm dinh dưỡng riêng.

Củ cải đỏ có tác dụng chống lão hóa, cứ 100g củ cải đỏ chứa 385mg kali, giúp kiểm soát huyết áp. Hàm lượng anthocyanin cao trong củ cải đỏ là chất chống oxy hóa mạnh, giúp làm chậm quá trình lão hóa và tăng cường độ đàn hồi của mạch máu. Củ cải đỏ giòn ngọt, thường được dùng làm nộm.

Người Việt có 5 món dân dã bổ ngang nhân sâm, phụ nữ ăn đều sẽ giảm rụng tóc, chống lão hóa, sức khỏe cải thiện rõ- Ảnh 1.

Lưu ý, anthocyanin bền vững trong môi trường axit, vì vậy khi làm nộm nên cho thêm một chút giấm.

Củ cải trắng giúp tăng cảm giác ngon miệng. Chúng ít calo, giàu vitamin C và chất xơ. Theo Đông y, ăn củ cải trắng có thể thanh nhiệt sinh tân, kiện tỳ khai vị, ăn kèm với các loại thịt như thịt cừu còn có thể khử mùi hôi và giảm ngấy.

Hàm lượng vitamin C trong củ cải nước cao gấp 2 lần củ cải trắng và 6 lần củ cải xanh. Ăn sống trực tiếp sẽ giúp bảo toàn lượng vitamin C.

Củ cải xanh hỗ trợ giảm cân vì chứa ít calo, tạo cảm giác no lâu, hỗ trợ giảm cân. Ngoài ăn trực tiếp, củ cải xanh còn có thể thái sợi làm nộm, vừa ngon miệng vừa thanh mát.

Nhân sâm dưới nước: Hạt sen và cá trạch

Dược sĩ Trương Lộ Lộ (Bệnh viện Kết hợp Đông - Tây y Hà Nam, Trung Quốc) và dược sĩ Phương Sa Sa (Bệnh viện Nhân dân số 3 tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc) cho biết, hạt sen và cá chạch là 2 loại thực phẩm vừa có thể ăn vừa có thể làm thuốc, đều được gọi là "nhân sâm dưới nước".

Hạt sen làm thuốc không cần bỏ vỏ lụa, còn khi ăn tươi thì nên bỏ vỏ lụa để ngon miệng hơn. Theo Đông y, hạt sen có tác dụng bổ thận cố tinh, bổ tỳ chỉ tả, khu phong trừ thấp. Xét về mặt dinh dưỡng hiện đại, thành phần chính của hạt sen là carbohydrate, trước đây còn được dùng làm lương thực chống đói. Ngày nay, hạt sen có thể dùng để nấu chè hoặc nấu cháo cùng với khoai mỡ và ý dĩ.

Người Việt có 5 món dân dã bổ ngang nhân sâm, phụ nữ ăn đều sẽ giảm rụng tóc, chống lão hóa, sức khỏe cải thiện rõ- Ảnh 2.

Hạt sen được chia làm 2 loại: Khô và tươi. Hạt sen khô chủ yếu dùng làm thuốc. Hạt sen tươi chủ yếu dùng làm thực phẩm.

Cá chạch giàu protein, ít chất béo, chứa nhiều hoạt chất như polysaccharide và các nguyên tố vi lượng. Dầu cá chạch chứa 50,24% axit béo không bão hòa, giúp giảm cholesterol, chống xơ cứng động mạch. Cá chạch giàu taurine có tác dụng kháng viêm, giảm đau. Toàn thân cá chạch và dịch nhầy do da tiết ra đều có thể làm thuốc, rất thích hợp cho người thể trạng yếu, tỳ vị hư hàn, người hay ra mồ hôi trộm.

Nhân sâm của các loại quả: Dâu tằm

Dược sĩ Ngô Như Linh (Bệnh viện trực thuộc Đại học Y khoa Quảng Châu số 2) và bác sĩ Trương Văn (Khoa Kết hợp Trung Tây y, Bệnh viện trực thuộc Đại học Phục Đán Trung Sơn) cho biết, quả dâu tằm không chỉ chua ngọt, mọng nước mà còn chứa nhiều dưỡng chất, là dược liệu "vừa làm thuốc vừa làm thực phẩm".

Chúng có tác dụng chống oxy hóa tốt. Hàm lượng anthocyanin trong dâu tằm đen chất lượng cao có thể gấp đôi quả việt quất thông thường, hàm lượng resveratrol cũng thuộc hàng cao nhất trong các loại trái cây thông thường. Cả hai thành phần này đều có thể loại bỏ gốc tự do, làm chậm quá trình lão hóa da và cải thiện tình trạng mỏi mắt, giảm rụng tóc. Đồng thời, hai thành phần này cũng rất tốt cho sức khỏe tim mạch.

Hàm lượng chất xơ của dâu tằm cao gấp 3-4 lần so với nhiều loại trái cây thông thường, rất tốt cho người bị táo bón, đặc biệt là những người bị táo bón do phân khô cứng.

Người Việt có 5 món dân dã bổ ngang nhân sâm, phụ nữ ăn đều sẽ giảm rụng tóc, chống lão hóa, sức khỏe cải thiện rõ- Ảnh 3.

Dù tốt nhưng không nên ăn quá nhiều dâu tằm. Người trưởng thành khỏe mạnh không nên ăn quá 100g dâu tằm tươi mỗi ngày, tương đương khoảng 20-30 quả. Do dâu tằm có tính hàn nên người tỳ vị hư hàn cần thận trọng khi ăn để tránh bị đau bụng, tiêu chảy.

Nhân sâm xanh: Đậu bắp

Chuyên gia dinh dưỡng Cố Trung Nhất (Hội Dinh dưỡng Bắc Kinh) cho biết, đậu bắp được nhiều người ưa chuộng nhờ hương vị đặc biệt và giá trị dinh dưỡng phong phú, được mệnh danh là "nhân sâm xanh".

Điểm đặc trưng nhất của đậu bắp chính là chất nhầy. Thành phần chính của chất nhầy là hỗn hợp polysaccharide, về mặt chức năng là chất xơ hòa tan, có khả năng hút nước mạnh, nở ra thành dạng gel. Khi đến ruột non, chất này làm giảm sự hấp thụ đường, chất béo… của cơ thể. Khi đến ruột già, nó sẽ kích thích nhu động ruột, giúp bài tiết. Chất gel này cũng có thể hấp thụ vật lý hoặc liên kết hóa học với một số thành phần, mang chúng (bao gồm cả một số chất có hại cho cơ thể) ra ngoài.

Người Việt có 5 món dân dã bổ ngang nhân sâm, phụ nữ ăn đều sẽ giảm rụng tóc, chống lão hóa, sức khỏe cải thiện rõ- Ảnh 4.

Mua đậu bắp cần "ngửi, nhìn, nắn": Ngửi mùi hương, đậu bắp tươi có mùi thơm tự nhiên; Nhìn chiều dài, quả dài khoảng 10cm là tốt nhất; Nắn độ mềm cứng, cảm thấy không quá cứng, hơi mềm là được.

Nước nhân sâm: Nước cơm

Bác sĩ Lâm Long Châu (Khoa Kinh điển Trung y, Bệnh viện Trung y tỉnh Quảng Đông, cơ sở Chu Hải) cho biết, nhiều bệnh nhân khi đi khám được bác sĩ khuyên "uống thêm nước cơm". Nước cơm ở đây là lớp màng mỏng nổi trên bề mặt cháo được nấu từ gạo tẻ, có giá trị dinh dưỡng cao.

Người yếu nên uống nước cơm gạo tẻ: Gạo tẻ có vị ngọt, tính bình, vào kinh tỳ vị. Thứ nhất, có thể bổ trung ích khí, kiện tỳ ích vị, thích hợp cho mọi chứng hư nhược. Thứ hai, có thể giải khát, người bị sốt cao mất nước nên dùng cháo hoặc nước cơm. Đặc biệt là sau khi bị cảm lạnh sốt, thường xuất hiện các biểu hiện khô miệng, khát nước, đại tiện táo, tiểu tiện vàng… là do bị hao tổn tân dịch, lúc này uống nước cơm là tốt nhất.

Để thu nước cơm, bạn cần 250g gạo tẻ ngon, 1,5 lít nước và 3g muối tinh. Cho gạo và nước vào nồi đất, đun sôi bằng lửa lớn. Sau khi nước sôi thì chuyển sang lửa nhỏ, ninh khoảng nửa tiếng. Ninh đến khi hạt gạo chín mềm, dùng muôi lọc lấy nước gạo, cho thêm chút muối, khuấy đều là được. Nước cơm phải sánh đặc mới có hiệu quả. Nếu dùng nước cơm để chữa bệnh thì không nên ăn phần cái, nếu chỉ để bồi bổ sức khỏe hàng ngày thì có thể ăn cả nước lẫn cái.

Khi nấu nước cơm có thể cho thêm thịt, rau xanh vào cháo để thay đổi khẩu vị và tăng thêm dinh dưỡng. Người mắc bệnh tiểu đường... nên thận trọng khi uống nước cơm.

(Ảnh minh họa: Internet)

Chia sẻ