24 tuổi nhưng buồng trứng đã lão hóa như phụ nữ 50: Bác sĩ chỉ ra nguyên nhân chính là thói quen nhiều người trẻ mắc phải

PHAN HẰNG,
Chia sẻ

Cứ nghĩ mình còn trẻ còn khỏe, không ít người cuống theo vòng xoáy công việc đến mức không nghỉ ngơi. Trong đó, việc thức khuya không chỉ gây mệt mỏi nhất thời, mà có còn kéo theo rất nhiều hệ lụy đáng báo động của cơ thể.

Theo trang Hanzhou Daily, Trung Quốc, Tiểu Ngọc (24 tuổi), hiện đang điều hành một studio chuyên dạy khiêu vũ ở Hàng Châu, là một cô gái khá ưa nhìn, cao 1m63, nặng 42 kg. Vì công việc bận rộn nên cô thường thức khuya đến 1,2 giờ sáng. Thêm vào đó, áp lực trong công việc khiến tính khí cô cũng thay đổi thất thường.

Thức khuya đói bụng nên phải ăn, điều này càng khiến cô cảm thấy tự ti ở bản thân vì cân nặng không ngừng tăng. Cô cũng đã cố gắng giảm cân một cách tuyệt vọng. Nhận ra những dấu hiệu bất ổn của bản thân, đặc biệt là chu kỳ kinh nguyệt của mình, cô sợ rằng nếu mình không điều trị sớm sẽ khó có con sau này.

Cô quyết định đến Bệnh viện Trung Y khám, vì phát hiện mình mất kinh nguyệt một thời gian. Tại đây, bác sĩ cho biết, buồng trứng của cô lão hóa sớm như phụ nữ 50, nếu không chữa trị ngay khả năng cao sẽ vô sinh.

Vì sao thức khuya lại ảnh hưởng đến khả năng sinh sản?

Thức khuya sẽ phá vỡ sự cân bằng của hệ thống nội tiết nữ, gây ra các tình trạng như kinh nguyệt không đều, chậm kinh, đau bụng kinh... và nhiều rối loạn khác. Khi chu kỳ kinh nguyệt không đều, dễ dẫn đến việc không rụng trứng, ảnh hưởng đến quá trình thụ thai và gây vô sinh trong một số trường hợp nặng.

24 tuổi nhưng buồng trứng đã lão hóa như phụ nữ 50: Bác sĩ chỉ ra thói quen nhiều người trẻ mắc phải nhất chính là nguyên nhân - Ảnh 1.

Bên cạnh đó, đối với nam giới, đồng hồ sinh học chi phối nội tiết, quá trình sinh tinh cũng chủ yếu diễn ra vào ban đêm. Thức khuya thường xuyên sẽ gây ra tình trạng rối loạn nội tiết, cản trở quá trình sản xuất tinh dịch, có thể gây vô sinh.

Thức khuya gây hại như thế nào cho cơ thể?

Đồng hồ sinh học điều chỉnh các chức năng quan trọng của cơ thể con người, chẳng hạn như hành vi, mức độ hormone, giấc ngủ, nhiệt độ cơ thể và sự trao đổi chất. Việc thức khuya ảnh hưởng trực tiếp đến đồng hồ sinh học, làm tăng nguy cơ mắc nhiều căn bệnh khác nhau như:

1. Bệnh tiểu đường

Một nghiên cứu vào năm 2015 cho thấy, bệnh nhân có lượng đường trong máu cao đều liên quan tới những người hay thức khuya. Khi lượng đường trong máu tăng cao, nó thường liên quan tới các tình trạng sức khỏe khác, biểu hiện thường thấy nhất là mệt mỏi, đau đầu, nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng tới tim mạch và tổn thương thận.

2. Dễ gây đột tử

Đi ngủ muộn, thức khuya, thiếu ngủ trong thời gian dài là yếu tố quan trọng dẫn đến bệnh cao huyết áp, đồng thời làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và mạch máu não đột ngột. Những năm gần đây, tin tức đột tử ở người trẻ không phải là hiếm.

24 tuổi nhưng buồng trứng đã lão hóa như phụ nữ 50: Bác sĩ chỉ ra thói quen nhiều người trẻ mắc phải nhất chính là nguyên nhân - Ảnh 2.

Những năm gần đây, tin tức đột tử ở người trẻ không phải là hiếm.

3. Ung thư

Miễn dịch là hàng rào tự nhiên của cơ thể chống lại ung thư. Hầu hết các yếu tố miễn dịch của cơ thể được hình thành trong khi ngủ, thức khuya trong thời gian dài sẽ làm giảm đáng kể khả năng miễn dịch và tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư. Một số nghiên cứu đã khẳng định rằng thức khuya có liên quan mật thiết đến việc tăng nguy cơ ung thư vú và ung thư ruột kết.

4. Gây suy nhược thần kinh

Thần kinh giao cảm nên được nghỉ ngơi vào ban đêm và hưng phấn vào ban ngày. Sau khi thức khuya, ngày hôm sau dây thần kinh giao cảm sẽ không được hưng phấn hoàn toàn, khiến cơ thể mất sức, chóng mặt, giảm trí nhớ, kém tập trung, đau đầu. Lâu dần, các vấn đề nghiêm trọng hơn như suy nhược thần kinh, mất ngủ sẽ xảy ra.

24 tuổi nhưng buồng trứng đã lão hóa như phụ nữ 50: Bác sĩ chỉ ra thói quen nhiều người trẻ mắc phải nhất chính là nguyên nhân - Ảnh 3.

Thức khuya gây suy nhược thần kinh.

5. Khô mắt giảm thị lực

Mắt hoạt động liên tục không nghỉ ngơi sẽ gây đau, khô. Mệt mỏi quá độ do thức khuya cũng có thể gây ra viêm võng mạc trung tâm, dẫn đến giảm thị lực đột ngột.

6. Da khô dễ bị tàn nhan

Từ 23 giờ đến 3 giờ sáng là thời gian nghỉ ngơi của túi mật và gan. Nếu 2 cơ quan này không được nghỉ ngơi đầy đủ, da sẽ dễ gặp các vấn đề như sần sùi, sạm, thâm và mụn. Theo thời gian, da kém đàn hồi, xỉn màu, xuất hiện nếp nhăn, thâm quầng mắt.

7. Vấn đề về đường tiêu hóa

Thức khuya dẫn đến rối loạn chức năng tiêu hóa như loét dạ dày, loét tá tràng, khó tiêu, đầy bụng, đau bụng... Nếu đường tiêu hóa luôn ở trạng thái hoạt động vào ban đêm sẽ gây ra nhiều hệ lụy đáng báo động theo thời gian.

Theo Sohu, Kknews, Bustle

Chia sẻ