Người phụ nữ 30 tuổi đã kết hôn, sinh con nhưng chưa 1 lần có thể quan hệ tình dục với chồng vì điều này

N. Thúy,
Chia sẻ

Người phụ nữ 30 tuổi này đã kết hôn và sinh con nhưng theo tiết lộ của cô thì cô chưa một lần thực sự có quan hệ tình dục với chồng, tất cả là bởi một hội chứng vô cùng khó chịu.

Không thể quan hệ vợ chồng vì sự co thắt của âm đạo

Revati Bordawekar, sống tại Ấn Độ, mắc chứng co thắt âm đạo - căn bệnh khiến âm đạo của cô bị co thắt dẫn đến đau đớn, khó chịu bất cứ khi nào có một thứ gì đó được đưa vào trong.

Người phụ nữ 30 tuổi này đã kết hôn và sinh con nhưng theo tiết lộ của cô thì cô chưa một lần thực sự có quan hệ tình dục với chồng, tất cả là bởi hội chứng vô cùng khó chịu kia.

Revati Bordawekar, đến từ Ahmednagar, Ấn Độ, quen người chồng hiện tại của mình lần đầu tiên hẹn hò trực tuyến vào năm 2013. Lúc đó ông đang sống ở Mỹ nhưng sau đó chuyển đến Ấn Độ. 25 tuổi, Revati lên xe hoa và ngay trong đêm tân hôn cô đã thú thật với chồng về tình trạng của mình. Thực ra, cô không phải là người duy nhất mắc phải chứng bệnh này. Căn bệnh ảnh hưởng đến 1% phụ nữ nhưng ở mỗi người lại có mức độ khác nhau.

Chồng Revati đã rất thông cảm với cô. Sau khi nghe vợ chia sẻ nỗi niềm thầm kín, anh đã chấp nhận và nói rằng họ nên "dành thời gian để tìm hiểu nhau".

co-that-am-dao-2
co-that-am-dao-2
co-that-am-dao-1
co-that-am-dao-1

Người phụ nữ 30 tuổi này đã kết hôn và sinh con nhưng theo tiết lộ của cô thì cô chưa một lần thực sự có quan hệ tình dục với chồng, tất cả là bởi một hội chứng vô cùng khó chịu.

Lần đầu tiên cô Bordawekar nhận ra mình có vấn đề không ổn ở "vùng kín" là năm cô 22 tuổi. Đó là khi cô thử sử dụng tampon lần đầu tiên. Cứ mỗi lần cố nhét tampon vào là tay cô lại run rẩy và cửa âm đạo sẽ bị đóng lại. "Lúc đó tôi không thấy thoải mái để đi khám hay thậm chí nói với bác sĩ về những gì mình đã trải qua", cô Revati chia sẻ. Và sau đó, mặc dù cũng nghi ngờ về việc không thể quan hệ tình dục nhưng cô vẫn quyết định im lặng và để chờ xem mọi thứ diễn ra như thế nào.

Nhưng rồi, mọi chuyện xảy ra đúng như cô nghĩ. Cô bắt đầu lên mạng tìm kiếm thông tin. Cô nhận thấy mình có triệu chứng giống như viêm âm đạo và cảm thấy rất mừng vì như thế là có cách chữa trị. Cô được khuyên là nên thử kéo dài màn dạo đầu, uống rượu và thậm chí sử dụng một loại kem gây tê để mọi chuyện suôn sẻ, thành công. Tuy nhiên, không biện pháp nào có hiệu quả với cô.

Cho đến khi quyết định đến bệnh viện, các bác sĩ đã phẫu thuật cắt màng trinh của cô và làm cho nó giãn ra, với hy vọng cô sẽ vượt qua tình trạng này. Nhưng rồi việc này cũng thất bại.

Mặc dù không thể quan hệ vợ chồng nhưng Revati Bordawekar lại rất mong muốn có con. Cuối cùng, vào tháng 5/2018, họ đã IVF (thụ tinh trong ống nghiệm) thành công.

Cô Revati nói: "Cuối cùng tôi có kết quả thử thai dương tính đầu tiên, cảm giác không thật đến nỗi tôi đã khóc nức nở. Ngày mà chúng tôi chờ đợi quá lâu cuối cùng cũng đã đến".

Người phụ nữ 30 tuổi đã kết hôn, sinh con nhưng chưa 1 lần có thể quan hệ tình dục với chồng vì điều này - Ảnh 2.

Cô Revati nói: "Cuối cùng tôi có kết quả thử thai dương tính đầu tiên, cảm giác không thật đến nỗi tôi đã khóc nức nở. Ngày mà chúng tôi chờ đợi quá lâu cuối cùng cũng đã đến".

Hành trình mang thai mở ra hi vọng mới

Khi mang thai, cô bị chảy máu và các bác sĩ nói phải siêu âm đạo (siêu âm đầu dò). Để thực hiện việc này, cô Bordawekar yêu cầu 2 nhân viên y tế nắm lấy tay cô và xoa dịu đôi chân, trong khi đó bác sĩ siêu âm hứa sẽ đưa đầu dò vào từ từ. Sau tiến trình siêu âm, bác sĩ nhận thấy cô dần dần có thể chịu đựng được khi âm đạo bị chạm vào, vậy là bác sĩ đưa ra đề nghị liệu cô có muốn sinh thường thay vì mổ đẻ hay không.

"Chúng tôi đã tham dự một loạt các lớp học về chuẩn bị sinh con, điều này dần dần khiến tôi hướng đến việc hay là thử sinh thường 1 lần", Revati kể lại. Và điều kì diệu đã đến, cô Bordawekar đã sinh bé Eva vào tháng trước, sau 48 giờ chuyển dạ và bằng đường sinh thường.

Khi quyết định chia sẻ câu chuyện của mình, cô Revati Bordawekar muốn nói với mọi người rằng chứng co thắt âm đạo không phải là thứ có thể ngăn cản bạn sinh thường. Như cô chẳng hạn, khi lên bàn đẻ, cô đã nghĩ "mình phải chiến đấu với chứng đau âm đạo này từ hồi thiếu niên rồi và thật tồi tệ khi bị tước đi những thứ tự nhiên nhất đến với mình. Đây có thể là cơ hội duy nhất để trải nghiệm việc sinh thường". Chính vì nghĩ như vậy mà cô đã bắt đầu rặn và em bé đã chào đời, cô đã thành công.

Và sau khi sinh con, giờ đây cô Revati hy vọng việc quan hệ tình dục sẽ không còn là trở ngại với vợ chồng cô nữa.

co-that-am-dao-5
co-that-am-dao-5
co-that-am-dao-4
co-that-am-dao-4

Và sau khi sinh con, giờ đây cô Revati hy vọng việc quan hệ tình dục sẽ không còn là trở ngại với vợ chồng cô nữa.

3 hậu quả của chứng co thắt âm đạo

Co thắt âm đạo là hội chứng xảy ra khi cơ bắp ở âm đạo không co thắt hoặc liên tục co bóp khi có vật thể cố gắng xuyên âm đạo. Kết quả là các cơn co thắt có thể ngăn ngừa việc quan hệ tình dục hoặc gây ra đau đớn.

Điều này có thể xảy ra khi bạn tình cố gắng thâm nhập hoặc khi một phụ nữ chèn một tampon, quan hệ tình dục hoặc thậm chí khi một người phụ nữ chạm vào gần khu vực âm đạo của họ.

Có 3 hậu quả của vaginismus như sau:

Thứ nhất: Không thể quan hệ tình dục. Bất cứ khi nào một người bạn tình cố gắng trở nên thân mật hoặc kích thích thì cơ thể của người phụ nữ có thể cuộn tròn thành một quả bóng chật hẹp.

Nếu đối tác cố gắng thâm nhập, anh ta hoặc cô ấy sẽ thấy rằng âm đạo của người phụ nữ đã "đóng cửa". Độ kín là do co thắt không tự nguyện của các cơ sàn chậu bao quanh âm đạo. Trong nhiều trường hợp, sự thâm nhập có thể khó khăn hoặc hoàn toàn không thể.

Thứ 2: Người phụ nữ khó được chăm sóc sức khỏe tốt nhất có thể. Điều này là bởi vì cô ấy sẽ tìm thấy nó gần như không thể có một cuộc kiểm tra phụ khoa đầy đủ.

Thứ 3: Người phụ nữ chỉ có thể sử dụng băng vệ sinh trong thời kì kinh nguyệt của mình, bởi vì sử dụng tampon gần như là điều không thể.

Chia sẻ