Người làm được 5 ĐIỀU này ít gặp sóng gió trong môi trường công sở, làm việc ở đâu cũng suôn sẻ

PHAN,
Chia sẻ

Chủ động báo cáo tiến độ công việc. Đừng bắt sếp phải hỏi đến mới giật mình trả lời.

Chốn công sở là một xã hội thu nhỏ. Bạn không chỉ đấu tranh với công việc, mà còn phải học cách làm sao “chung sống” hòa hợp với đồng nghiệp và cấp trên, đồng thời vẫn không mất đi nguyên tắc của bản thân.

5 điều cần làm được để công việc suôn sẻ, thị phi đến mấy cũng dễ dàng vượt qua:

Người làm được 5 ĐIỀU này ít gặp sóng gió trong môi trường công sở, làm việc ở đâu cũng suôn sẻ - Ảnh 1.

1. Đừng để ý sếp có thích bạn hay không 

Nói thẳng ra, bạn và sếp là mối quan hệ giữa chủ và tớ, làm công ăn lương. Loại quan hệ này có sự trao đổi nhu cầu lẫn nhau. Sếp trả lương cho bạn để làm việc cho họ và chỉ quan tâm đến kết quả công việc. 

Bạn chỉ cần tập trung vào trách nhiệm của mình. Hoàn thành tốt thì không ai có thể chê trách bạn. Làm việc mà cứ ôm nỗi lo sợ sếp sẽ không thích mình thì kết quả chẳng bao giờ tốt đẹp.

Đương nhiên, lòng người khó đoán. Ngoài kia vẫn có rất nhiều trường hợp nhân viên làm việc rất có hiệu suất, nhưng sếp vẫn thích chèn ép bạn vì nguyên nhân nào đó. Đến đây, có thể vị lãnh đạo này đã để tâm tư cá nhân vào công việc. Đó chính là biểu hiện của việc công tư không phân minh, làm việc thiếu chuyên nghiệp. Bạn có thể suy xét đến việc từ chức rồi tìm kiếm môi trường mới phù hợp hơn.

2. Tỉnh táo và lý tính

Người làm được 5 ĐIỀU này ít gặp sóng gió trong môi trường công sở, làm việc ở đâu cũng suôn sẻ - Ảnh 2.

Đưa ra bất kỳ quyết định hay hành động nào đó, không được để cảm xúc dẫn dắt, vì tình cảm là thứ có thể thay đổi.

Khi bạn muốn lựa chọn hoặc từ bỏ một công việc, trước tiên hãy hỏi bản thân rốt cuộc cần tìm kiếm thứ gì và học hỏi được gì. Một khi trả lời được câu hỏi này thì bất kể làm chuyện gì, bạn cũng vững lòng trước sóng gió, “tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến”.

Sống lý tính và tỉnh táo vô cùng khó, nhưng không phải là không rèn luyện được. Điều này rất quan trọng trong công việc vì môi trường công sở không cần thứ gọi là cảm tính.

3. Tâm thái ung dung đối diện thử thách trong công việc 

Đường đời muôn vàn trắc trở và công việc cũng là một trong số đó. 

Đã bước chân vào môi trường công sở thì không có cái gì gọi là nhàn hạ. Không gặp khó khăn về năng lực đáp ứng công việc thì cũng phải loay hoay trong các mối quan hệ giữa đồng nghiệp với nhau, thậm chí là đối với cấp trên. Bởi lẽ, chốn công sở chính là một xã hội thu nhỏ đầy rẫy thị phi và góc tối. 

Nhiều người nghĩ rằng làm nhân viên lúc nào cũng mệt mỏi trong công việc, chỉ có sếp là không cần phải làm gì, ngồi mát ăn bát vàng. Thế nhưng mỗi người lại có thử thách riêng. Bạn ngày nào cũng tranh đấu với áp lực công việc, sếp lớn thì đau đầu làm sao để vận hành cả công ty to lớn.

Đừng bao giờ cho rằng chỉ mỗi bạn làm việc nhiều, còn đồng nghiệp hay ai đó chỉ biết ngồi không. Chẳng qua là bạn không biết phần nhiệm vụ họ đang phụ trách mà thôi.

4. Tìm cách mang về cảm giác an toàn 

Người làm được 5 ĐIỀU này ít gặp sóng gió trong môi trường công sở, làm việc ở đâu cũng suôn sẻ - Ảnh 4.

Tìm hiểu văn hóa công ty. Biết rõ công ty quan tâm đến những gì, không thể chấp nhận điều gì.

Thấu hiểu mục đích của sếp, không hiểu thì cứ việc hỏi kỹ đã để xác nhận nội dung công việc. Đừng làm trong mù quáng, mơ hồ để rồi lại bị bác bỏ, phủ nhận công sức.

Chủ động báo cáo tiến độ công việc. Đừng bắt sếp phải hỏi đến mới giật mình trả lời.

Nhìn nhận lại kết quả công việc. Đừng sợ phạm sai lầm, nhưng cũng đừng để những sai lầm đó trở nên vô nghĩa. Hãy rút kinh nghiệm để khiến bản thân tiến bộ từng ngày.

5. Không lãng phí thời gian vào những chuyện vô giá trị 

Cảm thấy công việc không phù hợp, trái với nguyên tắc của bản thân thì có thể quả quyết nghỉ ngay. Tất nhiên điều này còn phụ thuộc vào cách suy nghĩ của bạn.

Đi làm thì hãy tập trung sức lực vào nhiệm vụ. Đừng để bản thân bị cuốn vào vòng xoáy thị phi chốn công sở. Bàn ra nói vào, nói xấu sau lưng… đều là những chuyện không tạo nên bất kỳ giá trị nào. 

Cảm thấy công việc này không còn cho mình học hỏi được thứ gì thì hãy dừng lại và tìm kiếm hướng đi mới nếu bạn còn muốn khám phá và phát triển bản thân.

(Nguồn: Zhihu)

Chia sẻ