Nếu cơ thể có 3 chỗ luôn "BẨN", đó là dấu hiệu cảnh báo bạn sẽ có tuổi thọ ngắn hơn nhiều người khác!
Những người có nội tạng sạch sẽ sống khỏe mạnh, tràn đầy sức sống, trong khi những người có bệnh sẽ sống mệt mỏi, ốm yếu, như vậy tuổi thọ sẽ khó lòng kéo dài.
Vẻ bề ngoài có sạch sẽ hay không sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh của một người trong mắt người đối diện. Sự bẩn thỉu, luộm thuộm khiến bạn trông già nua, kém sắc. Tuy nhiên, nội tạng có sạch sẽ hay không còn liên quan đến sức khỏe thể chất, thậm chí là tính mạng. Những người có nội tạng sạch sẽ sống khỏe mạnh, tràn đầy sức sống, trong khi những người có bệnh sẽ sống mệt mỏi, ốm yếu, như vậy tuổi thọ sẽ khó lòng kéo dài.
Theo y học Trung Quốc, một người có tuổi thọ ngắn thì 3 bộ phận trên cơ thể sẽ bị "bẩn".
Vị trí đầu tiên: Phổi bị "bẩn"
Phổi là một trong những cơ quan nội tạng quan trọng nhất. Trong y học cổ truyền Trung Quốc, phổi được ví như tướng quân, bởi chúng giúp oxy trong không khí chúng ta hít thở, đi vào tế bào máu (hồng cầu). Sau đó tế bào hồng cầu mang oxy đi khắp cơ thể, từ đó giúp duy trì sự sống.
Vì là cơ quan hô hấp nên phổi dễ bị "bẩn", lúc này chất lượng thở sẽ giảm, từ đó gây nguy hiểm cho sức khỏe của nội tạng, thậm chí đe dọa tính mạng.
Khi phổi trở nên “bẩn” sẽ xuất hiện các biểu hiện sau: tức ngực, khó thở, dung tích phổi không đủ, luôn ho khan hoặc thậm chí ho khạc ra đờm đen, da sần sùi, sạm da, xỉn màu….
* Cách làm sạch phổi
1. Bỏ thuốc lá: Thuốc lá là nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh ung thư phổi, do đó để làm sạch phổi thì đầu tiên cần bỏ thuốc.
2. Tập thể dục: Trong quá trình tập luyện, cơ thể con người sẽ hít thở sâu, việc hít thở sâu lặp đi lặp lại rất có lợi cho việc thông phổi. Đồng thời, tập thể dục cũng có thể tăng cường cơ ngực và cơ bụng, có lợi cho việc tăng dung tích phổi.
3. Ăn nhiều nấm trắng và củ cải trắng để có tác dụng dưỡng ẩm cho phổi, giảm ho, giải đờm, thanh nhiệt.
Vị trí thứ hai: Ruột
Mỗi khi muốn cải thiện sức khỏe, mọi người thường quan tâm đến tim, não, gan, thận, phổi... mà ít có ai để ý đến sức khỏe của đường ruột. Trên thực tế, đường ruột là một trong những bộ phận quan trọng bậc nhất của cơ thể, nó giúp cung cấp dinh dưỡng để sản xuất năng lượng, phát triển và sửa chữa tế bào.
Hầu hết các chất thải và chất độc do cơ thể con người chuyển hóa đều được đào thải ra ngoài qua đường ruột non, do đó, một khi ruột non bị "bẩn" rất dễ gây ra độc tố và tích tụ chất thải trong cơ thể, từ đó đe dọa đến sức khỏe.
Ruột bị “bẩn” sẽ có các biểu hiện sau: giảm tần suất đại tiện, táo bón, phân có mùi lạ...
* Cách làm sạch ruột
1. Ăn một chén súp đậu nành thanh nhiệt vào bữa sáng mỗi ngày, cách này có thể làm sạch dạ dày và ruột, có lợi cho nhu động ruột.
2. Ăn nhiều rau và ngũ cốc nguyên hạt: Rau và ngũ cốc nguyên hạt có nhiều chất xơ, có thể làm tăng động lực của nhu động ruột, giúp thông ruột, cải thiện khả năng tiêu hóa.
3. Tập thể dục nhiều hơn: Tập thể dục cũng có thể tăng cường sức nhu động của ruột và thúc đẩy chức năng giải độc của ruột.
Vị trí thứ ba: Mạch máu "bẩn"
Bệnh tim mạch được Tổ chức Y tế Thế giới WHO xếp vào top 1 những bệnh gây tử vong phổ biến nhất thế giới. Độ sạch của máu ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ của chúng ta.
Nếu mạch máu bị “bẩn” sẽ dễ tạo thành mảng xơ cứng, khi huyết áp tăng thì mảng xơ cứng đó có thể sụp đổ và biến thành một vật cản lưu thông của máu, khiến mạch máu đột ngột bị tắc nghẽn. Nếu không được can thiệp nhanh sẽ gây ra bệnh tim mạch, nhồi máu não, nguy hiểm đến tính mạng
Khi mạch máu bị “bẩn”, các biểu hiện sau có thể xảy ra: vàng da, vàng mắt, chóng mặt...
* Cách làm sạch mạch máu:
1. Chế độ ăn nhạt: Sau tuổi 40, hãy chú ý đến chế độ ăn nhạt, ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt, ít thịt và ngũ cốc mịn, đặc biệt là tránh thức ăn có nhiều purin.
2. Không thức khuya: Nếu bạn muốn làm mạch máu sạch sẽ, phải đi ngủ và dậy sớm để cơ thể có thời gian tự sửa chữa và giải độc.