Nếu cho rằng phụ nữ thời nhà Thanh đều không có vẻ ngoài ưa nhìn thì loạt ảnh cũ này sẽ khiến bạn phải thay đổi suy nghĩ hoàn toàn!
Không phải tất cả nữ nhân sống ở triều đại nhà Thanh đều có dung mạo kém sắc như chúng ta thường nghĩ.
Nhà Thanh là triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc, là một trong những thời kỳ huy hoàng rực rỡ nhất của đất nước này. Chính vì thế, những thế hệ sau luôn chọn triều đại này làm bối cảnh cho các bộ phim cổ trang khiến không ít khán giả tò mò về nhan sắc thật sự của các hậu phi.
Cuối thời nhà Thanh, máy ảnh được người phương Tây đưa vào Trung Quốc, trở thành thú vui của nhiều quý tộc lúc bấy giờ. Các bức ảnh trắng đen được chụp từ thời đại đấy đã được lưu giữ đến hiện tại.
Tuy nhiên, khi xem đến những bức ảnh chụp phi tần hậu cung hiếm hoi được truyền lại đến hiện nay, nhiều người đã phải ngã ngửa bởi thực tế không như phim ảnh. Nhưng không phải tất cả nữ nhân sống tại triều đại nhà Thanh đều có dung mạo kém sắc. Loạt ảnh dưới đây sẽ khiến mọi người thay đổi suy nghĩ hoàn toàn!
Cách cách là cách gọi nữ nhân quý tộc trong triều nhà Thanh, trong tiếng Mãn có nghĩa là cô, tiểu thư. Trong "Thanh bại loại sao" có ghi chép: Con gái của Thân vương gọi là Quận chúa; con gái của Quận vương, Bối tử, Bối lạc, Phụ quốc công gọi là Huyện chúa.
Ngoại trừ Công chúa thì những nữ nhân quý tộc dù là Quận chúa hay Huyện chúa nếu chưa được ban phong hào chính thức thì đều được gọi chung là Cách cách.
Khánh Vương phủ Tứ cách cách là con gái thứ 4 của Khánh Thân Vương Dịch Khuông. Ông nội của Dịch Khuông là Khánh Hy Thân Vương Vĩnh Lân, con trai thứ 17 của Hoàng đế Càn Long.
Từ Hi Thái Hậu rất thích Tứ Cách cách và luôn để nàng ở bên cạnh. Chính vì không muốn Tứ Cách cách rời cung, bà đã ra lệnh giữ nàng lại hoàng cung để bầu bạn với mình. Ngay cả thời điểm chồng của Khánh Vương phủ Tứ Cách cách qua đời, nàng cũng không thể về nhà gặp mặt lần cuối cùng.
Uẩn Dĩnh là em gái thứ 3 của Phổ Nghi, được gọi là Tam cách cách. Cô có tên tiếng Anh là Lily.
Uẩn Dĩnh là một người yêu thời trang và luôn sở hữu những mẫu trang phục mới nhất. Chẳng những vậy, cô còn thích học tiếng Anh và các món ăn phương Tây. Năm Uẩn Dĩnh tròn 19 tuổi, Phổ Nghi đã chỉ định gả cô cho em trai của Hoàng hậu Uyển Dung.
Uyển Dung xuất thân từ gia tộc Quách Bố La thị. Năm 1922, Uyển Dung trở thành Hoàng hậu của Hoàng đế Tuyên Thống Phổ Nghi, là Hoàng hậu cuối cùng của triều Thanh và cũng là Hoàng hậu cuối cùng của chế độ phong kiến Trung Hoa.
Trong bức ảnh trên, ngoại trừ người phụ nữ ngoại quốc, những người đứng xung quanh Uyển Dung đều rất trẻ trung và có vẻ ngoài thanh tao.
Nguồn: Qulishi, Sohu, Toutiao