Mua nhà hết sạch tiền, đây là cách cô gái trẻ tiết kiệm 1/3 chi phí sắm đồ nội thất mà vẫn đảm bảo chất lượng

Mai Thùy,
Chia sẻ

Tiết kiệm hàng trăm nghìn đô la rất dễ dàng với Michelle Gross khi cô chịu bỏ công sức và thời gian của mình để cải tạo những món đồ nội thất cũ nhưng chất lượng còn tốt.

Michelle Gross là một người phụ nữ độc lập về tài chính. Điều này dẫn tới tính cách tiết kiệm và thắt chặt chi tiêu của cô. "Tôi rất yêu thích các dự án DIY trong cuộc sống của mình vì các sản phẩm luôn có sự độc đáo lại rẻ hơn nhiều so với mua ở cửa hàng", Michelle Gross chia sẻ.

Mua nhà hết sạch tiền, đây là cách cô gái trẻ tiết kiệm 1/3 chi phí sắm đồ nội thất mà vẫn đảm bảo chất lượng  - Ảnh 1.

Michelle Gross thích tự làm mọi thứ để tiết kiệm chi phí.

Sau khi Michelle Gross tự mua được một ngôi nhà ở thành phố New York của Hoa Kỳ cô đã cạn kiệt hầu như số tiền tiết kiệm. "Nếu bạn là một người phụ nữ tự lập, mua nhà bằng số tiền làm ra từ một công việc duy nhất và tiết kiệm bằng việc thắt chặt chi tiêu thì sẽ hiểu được mua nhà tốn kém tới mức nào. Khi mua nhà xong, bạn còn phải làm việc với một nhà thiết kế nội thất, chi phí vô cùng đắt đỏ", Michelle Gross chia sẻ.

Mặc dù Michelle Gross không phải là một DIY-er chuyên nghiệp, nhưng cô hiểu rõ những lợi ích của việc tự làm ra những thiết bị nội thất cho ngôi nhà bằng những món đồ cũ chất lượng lợi ích hơn rất nhiều lần nếu mua các món đồ chỉ được cái mã với giá rẻ.

Mua nhà hết sạch tiền, đây là cách cô gái trẻ tiết kiệm 1/3 chi phí sắm đồ nội thất mà vẫn đảm bảo chất lượng  - Ảnh 3.

Chỉ với một lớp sơn mới, Michelle Gross đã biến chiếc ghế cũ chất lượng tốt thành một sản phẩm mới hợp xu hướng hơn.

Ngoài việc tiết kiệm chi phí hơn, việc làm mới đồ nội thất chất lượng cao còn giúp sản phẩm bền so với việc mua đồ mới. Việc này đòi hỏi Michelle Gross phải có rất nhiều sự kiên nhẫn, bền bỉ và thỉnh thoảng cũng phải trả giá vì những sai lầm khi cải tạo lại.

Nhưng với việc thời gian vận chuyển lâu hơn do dịch bệnh thì việc tái sử dụng đồ nội thất cũ có thể xem là một lựa chọn đáng giá để cô gái này dành thời gian. 

Michelle Gross bắt đầu bằng cách tham gia một nhóm những người có cùng sở thích làm lại đồ nội thất. Họ trao đổi với nhau về cách kết hợp màu sắc, tầm quan trọng của việc cân bằng giữa sự thoải mái mà vẫn giữ được kết cấu của thiết kế cao cấp trong mỗi món đồ nội thất cũ mua về để cải tạo.

Mặc dù quá trình này hơi tốn thời gian nhưng nó giúp họ tiết kiệm được hàng nghìn đô la vào việc mua đồ nội thất mới. Dưới đây là một số kinh nghiệm mà Michelle Gross đã trải qua khi cải tạo lại các món đồ nội thất trong nhà, được cô chia sẻ lại.

- Có rất nhiều cửa hàng và trang web cung cấp đồ nội thất cũ mà bạn có thể tìm thấy món đồ ưng ý 

Mua nhà hết sạch tiền, đây là cách cô gái trẻ tiết kiệm 1/3 chi phí sắm đồ nội thất mà vẫn đảm bảo chất lượng  - Ảnh 4.

Michelle Gross đã mua chiếc ghế này và sơn lại rồi bày vào hiên nhà. Chi phí toàn bộ chưa đến 200 đô la (4,5 triệu).

Bạn có thể vào phần Marketplace của Facebook để tìm kiếm các sản phẩm phù hợp. Ngoài ra cũng có các nhóm bán nội thất đã qua sử dụng mà bạn nên tham gia và tìm kiếm. Một số sản phẩm độc đáo, chất lượng sẽ xuất hiện khiến bạn phải bất ngờ đấy.

- Phải vạch ra những món nội thất cần mua 

Một trong những tiêu chuẩn quan trọng nhất có thể đặt ra cho bản thân khi trang bị nội thất cho một ngôi nhà mới là ngân sách dự trù. Michelle Gross đã không làm tốt điều này ngay từ đầu tiên. Trên thực tế, cô đã rất hào hứng với việc tìm nguồn cung cấp đồ nội thất cũ và cả những ý tưởng phục chế mỗi khi tìm thấy một món đồ trên mạng. Cho đến khi phòng khách trong căn hộ của Michelle Gross chất đầy đồ đạc, lúc này cô mới nhận ra rằng mình cần phải giảm tốc độ mua sắm xuống.

Michelle Gross đã phải lập một danh sách, trong đó vạch ra các thứ tự ưu tiên mua sắm đồ nội thất. Những món được liệt kê là đồ cũ, không thể thiếu và cần mua. 

Mua nhà hết sạch tiền, đây là cách cô gái trẻ tiết kiệm 1/3 chi phí sắm đồ nội thất mà vẫn đảm bảo chất lượng  - Ảnh 5.

Michelle Gross tìm thấy bộ đĩa ăn, bát và ly rượu hình tôm hùm này từ một cửa hàng ký gửi, giá 50 đô la (1,1 triệu).

- Tránh mất thời gian vào việc làm mới những món đồ nội thất có quá nhiều chi tiết

Mua nhà hết sạch tiền, đây là cách cô gái trẻ tiết kiệm 1/3 chi phí sắm đồ nội thất mà vẫn đảm bảo chất lượng  - Ảnh 6.

Michelle Gross đã mang đến cho những chiếc ghế này một diện mạo hoàn toàn mới.

Sản phẩm cấp đầu tiên mà Michelle Gross thử sức cũng là thử thách lớn. 8 chiếc ghế gỗ đẹp (hình trên) nhưng đã sờn được cô mua với giá 25 đô la (569k) tức là khoảng 3 đô la (68k) cho mỗi chiếc ghế. Một mức giá quá rẻ.

Thế nhưng, những chiếc ghế quá khó để làm mới. Bởi lẽ chúng có nhiều góc cạnh và chi tiết. Michelle Gross phải chà nhám ghế, sơn một ít sơn lót chuyên dụng cho đồ nội thất, sơn thêm một lớp mới màu trắng, rồi sơn lại bằng tay những chi tiết nhỏ trên thành ghế bằng màu vàng đồng. Tổng cộng, cô mất 2 tuần để hoàn thành việc sửa sang được 8 chiếc ghế. 

Nhìn lại, việc làm mới sản phẩm này đã mang lại một số bài học quý giá. Michelle Gross nhận ra rằng, khi mới bắt đầu không nên tham lam sản phẩm khó, hãy chọn một món đồ nội thất đơn giản. Nó khiến bạn ít căng thẳng và ít tốn thời gian hơn. 

- Xem hướng dẫn trên Youtube

Mua nhà hết sạch tiền, đây là cách cô gái trẻ tiết kiệm 1/3 chi phí sắm đồ nội thất mà vẫn đảm bảo chất lượng  - Ảnh 7.

Michelle Gross đã cải tạo một chiếc bàn làm việc mua trên Facebook Marketplace với giá 15 đô la (341k) bằng những gợi ý học được trên Youtube.

Mỗi một món đồ nội thất bạn cần có kế hoạch sửa sang nó ra sao. Nếu không phải người chuyên nghiệp, cách tránh rủi ro tốt nhất là phải tham khảo kinh nghiệm từ những người đi trước. Kênh miễn phí mà Michelle Gross tìm đến để có những thông tin hữu ích cho việc cải tạo lại của mình chính là Youtube. Cô sẽ xem người ta cải tạo như thế nào rồi học theo. Những thông tin mà Michelle Gross học được giúp cô tạo ra những sản phẩm đẹp mắt và bền bỉ hơn. 

- Nên tận mắt xem đồ nội thất cũ rồi thương lượng giá mua 

Mua nhà hết sạch tiền, đây là cách cô gái trẻ tiết kiệm 1/3 chi phí sắm đồ nội thất mà vẫn đảm bảo chất lượng  - Ảnh 8.

Trừ khi người bán tuyên bố rõ ràng rằng giá của họ là giá cuối, còn nếu không mọi thứ đều có thể thương lượng. Nếu Michelle Gross không chắc chắn về số tiền trả cho người bán, cô nói với họ rằng muốn xem mặt hàng trước khi chuyển tiền. 

Tất nhiên, điều này có rủi ro. Nếu món đồ đó độc đáo nguy cơ bị người khác chuyển tiền mua trước là rất cao. Thế nhưng, làm việc trực tiếp với người bán, xem món đồ và thương lượng giá mang tới sự an toàn và giảm toàn bộ rủi ro mua hàng online xuống. Một món đồ nội thất nên được mua bằng hình thức tới tận nơi xem hàng.

Theo insider

Chia sẻ