Chuyện về nữ tướng giả trai duy nhất trong sử Việt và mối tình với tướng lĩnh của "đội quân kỳ lạ bậc nhất" lịch sử: Lời ép buộc đấu vật phát hiện bí mật "tráng sĩ"!

Ca Ca,
Chia sẻ

Một ngày nọ, đang ở trong doanh trại, Nguyễn Chích được binh lính báo rằng có một chàng trai trẻ muốn gặp chủ tướng. Ông cho gọi người vào...

Lịch sử Việt Nam có những câu chuyện tình của các vị Vua, Tướng lĩnh khiến người ta phải tấm tắc khen ngợi. Trong số đó, đặc biệt phải kể đến chuyện tình của nữ tướng giả trai và Nguyễn Chích - khai quốc công thần hàng đầu của nhà Hậu Lê.

Trong suy nghĩ của chúng ta, bình thường phụ nữ thời phong kiến sẽ hiền thục, nhẹ nhàng. Vào những năm chiến loạn, họ sẽ ở nhà, chờ chồng ra chiến trường. Thế nhưng cũng có những người mạnh mẽ, bản lĩnh và rất uy quyền, một lòng muốn tự tay ra trận đánh giặc, đó là câu chuyện của nữ tướng Nguyễn Thị Bành.

"Tráng sĩ" nhỏ con xin vào nghĩa quân

Theo Việt Nam sử lược, tướng Nguyễn Chích quê ở Đông Sơn, Châu Ái (nay là Đông Sơn, Thanh Hóa). Ông là người có chí lớn, tính tình hiền lành, cương trực. Đến 25 tuổi, ông dựng cờ khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược ở núi Hoàng và núi Nghiêu, Thanh Hóa.

Dựa vào địa hình hiểm trở và nhiều vách núi dựng đứng cùng các hang động hiểm hóc ở núi ông cũng đội quân của mình đã nhiều lần đẩy lùi được các đợt tấn công của quân Minh.

Để chiêu hiền đãi sĩ, Nguyễn Chích chọn động Chân Nghĩa ở núi Nghiêu làm nơi tiếp đón.

Trong sách Thanh Hóa tỉnh chí có viết lại sự kiện đó như sau: "Một vùng đất bằng phẳng, rộng hơn 10 mẫu, có núi che khuất là nơi đầu tiên tụ tập nghĩa sĩ từ bốn phương trước khi vào căn cứ".

Mối tình giữa cô gái giả trai đi đánh giặc và tướng lĩnh của "đội quân kỳ lạ bậc nhất" lịch sử: Lời ép buộc đấu vật phát hiện bí mật "tráng sĩ"! - Ảnh 1.

Dần dần, danh tiếng của quân khởi nghĩa Nguyễn Chích đồn xa nên nhiều người đã đến, nguyện đứng dưới trướng ông để khởi nghĩa chống giặc Minh. Và trong một lần tuyển quân như thế, Nguyễn Chích đã gặp được định mệnh của cuộc đời.

Một ngày nọ, đang ở trong doanh trại, Nguyễn Chích được binh lính báo rằng có một chàng trai trẻ muốn gặp chủ tướng. Ông cho gọi người vào. Khi chàng trai ấy bước đến, ông thấy đó là một người nhỏ nhắn, có vẻ thư sinh.

Khi ấy, nghĩa quân chiêu mộ toàn anh tài cao lớn, dũng mãnh. Nhìn chàng trai có vẻ yếu đuối này, ông cất tiếng hỏi:

"Cậu có tài năng gì, vì sao tìm đến đây?".

Lúc đó, vị tráng sĩ đáp lại bằng giọng nhỏ nhẹ và cương quyết: "Tôi vốn học võ từ nhỏ nay vì căm thù giặc nên đến xin đầu quân".

Có lời này và cũng không muốn bỏ lỡ người tài, ông trao cơ hội để chàng trai trẻ được thể hiện. 

Mối tình giữa cô gái giả trai đi đánh giặc và tướng lĩnh của "đội quân kỳ lạ bậc nhất" lịch sử: Lời ép buộc đấu vật phát hiện bí mật "tráng sĩ"! - Ảnh 2.

Hình vẽ về nữ tướng Nguyễn Thị Bành.

Ông đã mời anh chàng này ra ngoài, tỉ thí võ nghệ với một viên tướng của mình. Ai ngờ qua vài đường võ, tráng sĩ tưởng như "trói gà không chặt" đã đánh ngã được viên tướng kia. Không chỉ thế, hết tướng này đến tướng khác anh chàng đều hạ gục được khiến Nguyễn Chích phải nhìn bằng một ánh mắt khác.

Nhận thấy đối phương có tài năng như vậy, ông vui mừng thu nhận vào đội quân.

Cuộc thi đấu vật phát hiện ra nữ giả nam đi đánh giặc

Thế nhưng sau một thời gian cùng "người anh em" mới thu nhận sinh hoạt tập thể trong quân, ông để ý thấy vị trí sĩ trẻ tuổi kia khác biệt với mọi người. Ông cũng có những nghi ngờ bởi anh chàng ấy từ khuôn mặt, làn da, vóc dáng hay cách đi đứng đều không giống đàn ông. Đã thế bàn tay còn nhỏ nhắn, dáng vẻ lại thùy mị.

Không để bản thân phải nghi ngờ lâu, Nguyễn Chích quyết định tổ chức một cuộc đấu vật toàn quân, ai cũng phải tham dự. Ông muốn qua sự kiện này xem có đúng cậu tráng sĩ mới này giống những gì mình dự đoán hay không.

Nhận được thử thách mới, tráng sĩ trẻ tuổi tìm cách từ chối. Thế nhưng mệnh lệnh đã ban, binh tướng xung quanh cũng thúc ép nhiệt tình, chẳng còn cách nào khác tráng sĩ đành thú nhận mình là gái giả trai, tên là Nguyễn Thị Bành.

Mối tình giữa cô gái giả trai đi đánh giặc và tướng lĩnh của "đội quân kỳ lạ bậc nhất" lịch sử: Lời ép buộc đấu vật phát hiện bí mật "tráng sĩ"! - Ảnh 3.

Tranh vẽ tướng quân Nguyễn Chích và đội quân bồ câu.

Phát hiện bản thân bị lừa gạt bấy lâu nhưng Nguyễn Chích không tức giận. Ông mến mộ tài năng cũng như ý chí của cô gái nhỏ nhắn nhưng ý chí lớn lao. Cả hai ngày một thấu hiểu nhau hơn và rồi tình yêu nảy nở.

Nguyễn Chích quyết định cưới Nguyễn Thị Bành, phong cho vợ làm phó tướng. Từ đó, hai vợ chồng luôn sát cánh bên nhau trong việc rèn luyện nghĩa quân. Nguyễn Thị Bành trong giỏi nội trợ, ngoài tinh thông binh thư kiếm pháp.

Hồi đó, Nguyễn Chích có biệt tài nuôi chim bồ câu. Nguyễn Thị Bành cũng trở thành trợ thủ của chồng, huấn luyện đội quân chim bồ câu. Hai vợ chồng họ đã tạo thành đội quân kì lạ bậc nhất lịch sử như vậy.

Chim bồ câu đã bay khéo có thể mang thư từ và đồ nhẹ đến nơi định sẵn rồi bay về.

Không chỉ lo chuyện phía sau, Nguyễn Thị Bành còn cùng chồng ra chiến trận. Nguyễn Chích gia nhập quân khởi nghĩa Lam Sơn, hai vợ chồng mang toàn bộ binh sĩ và cả bầy bồ câu đi theo để truyền tin.

Mối tình giữa cô gái giả trai đi đánh giặc và tướng lĩnh của "đội quân kỳ lạ bậc nhất" lịch sử: Lời ép buộc đấu vật phát hiện bí mật "tráng sĩ"! - Ảnh 4.

Tranh minh họa.

Có lần doanh trại bị đánh úp, giặc Minh vây chặt rất khó thoát được ra ngoài, Nguyễn Chích đã thả chim câu đưa thư cứu viện. Sau này, bồ câu cũng làm nhiệm vụ truyền tin để các cánh quân cứu viện biết cách đánh từ trong đánh ra, bên ngoài đánh vào khiến cho vòng vây của giặc tan vỡ.

Sau chiến công đó, Bình Định Vương Lê Lợi rất khen ngợi và ban thưởng thóc tẩm mật cho nữ tướng Nguyễn Thị Bành để bồ câu ăn, ghi nhận công lao của đội quân.

Sau chiến thắng quân Minh xâm lược, Nguyễn Chích trở thành khai quốc công thần nhà Hậu Lê, vợ ông là Nguyễn Thị Bành được phong làm phu nhân.

Trong suốt cuộc đời mình, bà Nguyễn Thị Bành là người vợ hết lòng vì chồng, sát cánh cùng Nguyễn Chích trong mọi hoàn cảnh.

Nguồn: Việt Nam sử lược, Thanh Hóa tỉnh chí

Chia sẻ