Mỗi ngày đều ngồi tư thế này trong 1 phút, bạn sẽ phát hiện liệu cơ thể có đang mắc những loại bệnh nguy hiểm hay không
Nhờ tư thế ngồi này, bạn có thể tự phát hiện sớm những bất thường trong cơ thể và kịp thời đi khám, giúp ngăn ngừa hàng loạt bệnh tật.
Ngồi xếp bằng (ngồi bệt) là một trong những tư thế ngồi đơn giản, dễ thực hiện. Thói quen ngồi xếp bằng để ăn cơm, uống trà, trò chuyện… vốn rất thịnh hành từ xưa và ngày nay vẫn còn duy trì trong mỗi gia đình. Theo các chuyên gia chăm sóc sức khỏe, việc ngồi xếp bằng mang lại cho ta rất nhiều lợi ích về sức khỏe mà chính chúng ta cũng không ngờ tới như:
- Giúp bạn cải thiện tuần hoàn máu, hỗ trợ việc bơm máu từ tim đến các bộ phận khác dễ dàng hơn nhiều so với ngồi ghế.
- Ngồi xếp bằng đúng cách giúp cải thiện hệ tiêu hóa nhờ uốn cong người về phía trước, tác động lên cơ bụng nên tiết ra chất hỗ trợ tiêu hóa nhiều hơn. Đồng thời, tư thế ngồi này sẽ cho bạn tinh thần thoải mái, tâm trí bình tĩnh và giảm áp lực đè lên xương sống.
- Ngồi xếp bằng giúp cơ thể cải thiện sức mạnh và tính linh hoạt. Nguyên do là vì tư thế này làm kéo căng các cơ đầu gối, hông và mắt cá chân nên hỗ trợ bạn rèn luyện sức mạnh, tính dẻo dai và linh hoạt.
- Thậm chí tư thế ngồi này còn giúp não bộ bình tĩnh để tập trung hấp thụ thức ăn, nhờ vậy mà tránh được việc ăn quá nhiều và giảm cân hiệu quả.
- Trong bộ môn yoga, tư thế ngồi xếp bằng còn được đánh giá là bài tập cực tốt cho sức khỏe, tạo sự thoải mái về cơ thể lẫn trí tuệ nhờ thả lỏng người và giảm bớt vấn đề căng cơ.
Cách tự kiểm tra sức khỏe bằng tư thế ngồi xếp bằng
Nhìn chung, tư thế ngồi xếp bằng mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe, nhưng ít người biết rằng nó cũng có khả năng phản ánh được những bệnh tật của cơ thể. Để tự kiểm tra sức khỏe, bạn chỉ cần ngồi xếp bằng trong vòng 1 phút. Nếu bạn không thể giữ được tư thế này 1 phút, thấy tê cả người và mệt mỏi đến mức chỉ muốn duỗi chân ra thì hãy cẩn thận với những vấn đề sức khỏe sau:
1. Cơ mông đang rất yếu
Khi ngồi xếp bằng thì hầu hết trọng lượng cơ thể đều dồn lên mông. Cho nên nếu không đủ khỏe, vùng mông sẽ bắt đầu thấy tê nhanh chóng và mất cảm giác. Khi mắc phải vấn đề này, bạn cần phải tăng cường tập mông nhiều hơn để cải thiện sức khỏe và hạn chế những vấn đề bệnh tật trong tương lai.
Nếu quá bận rộn để đến phòng gym, hãy cố gắng thức dậy sớm và đi bộ thường xuyên để cải thiện lưu thông máu, giúp tăng cường cơ mông một cách tự nhiên.
2. Vùng đùi quá yếu
Tư thế ngồi xếp bằng luôn làm vùng đùi bị căng ra, cho nên nếu phần này "lỏng lẻo" và không săn chắc sẽ khiến bạn bị tê chân chỉ trong vài giây ngắn ngủi. Vậy nên, hãy siêng năng đi bộ hoặc chạy bộ ít nhất 1 lần/tuần để giữ cho đôi chân luôn khỏe mạnh.
3. Cơ xương chậu yếu
Cơ xương chậu tuy vậy mà rất quan trọng vì chúng chứa nhiều hệ thống mạch máu và thần kinh. Khi vùng này yếu đi thì cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng sống của bệnh nhân, gây rối loạn trên nhiều cơ quan khác nhau như tiểu tiện và đại tiện không tự chủ, táo bón, tê mông khi ngồi xếp bằng hay thậm chí là rối loạn chức năng tình dục (thấy đau khi quan hệ…).
Giải pháp duy nhất để cải thiện vùng xương chậu chính là tập những bài liên quan đến vùng này. Với phụ nữ nói riêng, cơ xương chậu sẽ suy yếu dần theo độ tuổi, theo số lần mang thai cũng như sang chấn trong quá trình sinh sản nên cần phải tích cực tập luyện.
4. Lưu thông máu kém
Nếu thấy phần dưới tê bì lên khi ngồi xếp bằng, đồng nghĩa lưu thông máu trong người bạn đang bị rối loạn nghiêm trọng. Khi bạn già đi thì vấn đề này sẽ nặng thêm, gây cứng khớp ở cổ chân và ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt. Một số triệu chứng thường gặp của lưu thông máu kém là tê và ngứa ran ở tứ chi, tay chân lạnh và sưng phù bàn chân.
Điều trị cho tình trạng tuần hoàn máu kém tùy thuộc vào nguyên nhân, nhưng cách đơn giản nhất vẫn là thay đổi lối sống tích cực hơn. Hãy duy trì cân nặng ổn định, không hút thuốc, thường xuyên tập thể dục, chạy bộ… để nâng cao sức khỏe và vui sống mỗi ngày.
Những lưu ý khi ngồi xếp bằng để đảm bảo sức khỏe
Ngồi xếp bằng cũng cần phải đúng cách để không gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Theo đó, bạn hãy tuân thủ 2 bước sau nếu muốn ngồi tư thế này trong thời gian dài:
- Bước 1: Hãy ngồi xuống và khoanh chân lại, thả lỏng cơ thể. Hai chân luôn giữ song song, bàn chân này đặt dưới đầu gối chân kia.
- Bước 2: Điều chỉnh lưng thẳng và giãn cơ ngực, lưu ý mở rộng xương sống đồng thời đưa vai về phía sau để tránh gù lưng.
Bên cạnh đó, nếu bạn thuộc nhóm người mắc bệnh về tuần hoàn như giãn tĩnh mạch, phù nề hoặc đang mang thai, chấn thương đầu gối thì cần phải tránh ngồi xếp bằng. Hãy sử dụng thêm đệm lót dưới mắt cá chân hoặc chỗ ngồi để giảm áp lực lên phần dưới cơ thể.
Theo Indiatimes, Healthline