Loạt ảnh về đập Tam Hiệp - kỳ quan nhân tạo của Trung Quốc phải mất hơn 1 thập kỷ mới hoàn thành

Jia You,
Chia sẻ

Bên cạnh Vạn Lý Trường Thành thì đập Tam Hiệp được xem là kỳ quan nhân tạo của Trung Quốc thu hút nhiều sự quan tâm của mọi người.

Đập Tam Hiệp là đập thủy điện khổng lồ chắn ngang sông Dương Tử, con sông dài thứ 3 thế giới, nằm ở thị trấn Tam Đẩu Bình, huyện Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc được xây dựng từ năm 1994 và hoàn thành vào năm 2006. 

Năm 1919, nhà cách mạng Trung Quốc - Tôn Trung Sơn đã đề xuất ý tưởng xây một đập thủy điện khổng lồ này với mục đích không chỉ giúp kiểm soát lũ của sông Dương Tử mà còn thể hiện sức mạnh mới của Trung Quốc. Tuy nhiên đến năm 1994 công trình này mới bắt đầu thi công. 

Chùm ảnh đập Tam Hiệp - kỳ quan nhân tạo của Trung Quốc phải mất hơn 1 thập kỷ mới hoàn thành - Ảnh 1.

Đập Tam Hiệp nhìn từ trên cao.

Đập Tam Hiệp được làm bằng thép và bê tông có chiều dài 2.335m, chiều cao 182m. Thời điểm đó, các kỹ sư phải dùng 510.000 tấn thép để xây dựng con đập khổng lồ này. Nhiều chuyên gia nhận định, với cùng một tài nguyên như thế, họ có thể xây dựng được hơn 60 tháp Eiffel khác nhau. Điều này có thể cho thấy sự đầu tư cho đập Tam Hiệp là to lớn như thế nào.

Chùm ảnh đập Tam Hiệp - kỳ quan nhân tạo của Trung Quốc phải mất hơn 1 thập kỷ mới hoàn thành - Ảnh 2.

Khi đập Tam Hiệp được xây dựng đã vấp phải nhiều tranh cãi nhưng bên cạnh đó đập vẫn có một số lợi ích đáng chú ý mà không ai có thể phủ nhận. Ba mục đích chính của việc xây dựng đập Tam Hiệp chính là kiểm soát lũ, sản xuất thủy điện và cải thiện giao thông. Dự án đập Tam Hiệp đã phải mất hơn chục năm mới có thể hoàn thành được. 

Chùm ảnh đập Tam Hiệp - kỳ quan nhân tạo của Trung Quốc phải mất hơn 1 thập kỷ mới hoàn thành - Ảnh 3.

Kể từ khi đập Tam Hiệp tiến hành thi công vào năm 1994, dự án này đã phải oằn mình vì những tranh cãi do chi phí tăng vọt cũng như các mối quan tâm về môi trường khiến tiến độ bị trì hoãn, thậm chí việc này gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân địa phương. 

Được biết, một trong những tranh cãi lớn nhất xung quanh đập Tam Hiệp là mức độ thiệt hại mà con đập gây ra cho môi trường. Vị trí của con đập nằm ở thượng nguồn, nơi xử lý chất thải cũ và các hoạt động khai thác, vì vậy sẽ khiến cho môi trường bị ảnh hưởng nặng nề. 

Khi dự án này được xây dựng, có 1,2 triệu dân buộc phải dời đi và tìm nhà mới. Lũ lụt hàng năm trên sông Dương Tử là một trong những nguyên nhân chính gây lo ngại cho người dân khi bị ảnh hưởng bởi thảm họa thiên nhiên. 

Tuy nhiên, sự xuất hiện của đập Tam Hiệp có thể ngăn lũ, bảo vệ hàng triệu ngôi nhà và cuộc sống ở vùng hạ lưu cũng như các thành phố quan trọng nằm liền kề sông Dương Tử như Vũ Hán, Nam Kinh và Thượng Hải. 

Về sản xuất điện, đập Tam Hiệp tạo ra năng lượng gấp 11 lần so với đập Hoover ở Mỹ, được xem là hỗ trợ phần lớn nguồn điện cho cả nước Trung Quốc. Dù vấp phải nhiều tranh cãi nhưng vẫn không thể nào phủ nhận những lợi ích tích cực mà đập Tam Hiệp đem lại. 

(Nguồn: interestingengineering)

Chia sẻ