Loài vật nhỏ bằng con kiến nhưng đe dọa cả một con đập ở Trung Quốc: Có sức mạnh “ăn mòn” sắt thép, gây thiệt hại hàng triệu USD

THÙY ANH,
Chia sẻ

Với khả năng sinh trưởng "thần kỳ", loài vật này có thể nghiền nát mọi công trình kiến trúc.

Mối - kẻ thù của các công trình

Ở Tượng Sơn, Chiết Giang, Trung Quốc, có con đập Xích Khảm dài hàng ngàn dặm bị đe dọa bởi một tổ mối. Đội chuyên viên kiểm soát mối  phải đào một lối đi dài 15 mét dẫn thẳng đến tổ chính bằng cách loại bỏ các tổ phụ. Nhóm ba người phải mất gần ba ngày mới có thể tìm thấy tổ mối chính.

Hồ Thành Cường, một chuyên gia về mối ở huyện Tương Sơn, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc cho biết chiếc tổ này có 3 con mối chúa và hàng trăm nghìn, thậm chí hơn một triệu con mối thợ. Theo đo đạc, tổ chính nằm ở độ sâu hơn 4m, đường kính thân tổ khoảng 80cm và 15 tổ phụ. Các chuyên gia nhận định đàn mối này sinh sống ở đây được hơn 10 năm. 

Điều đáng lo ngại hơn cả là đàn mối đã hình thành một số đường hút dẫn đến thân đập và hồ chứa, do đó đường ống hồ phải sửa chữa, nếu không sẽ gây ra hậu quả khôn lường.

Hệ thống tổ đã mở rộng trong thân đập. Sự sinh sản của mối chủ yếu phụ thuộc vào mối chúa, khi loại bỏ được tổ chính thì cơ bản loại bỏ được tác hại của chúng. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết vẫn còn một số tổ phụ cần được làm sạch để tránh hậu quả về sau này.

Loài vật nhỏ bằng con kiến nhưng đe dọa cả một con đập ở Trung Quốc: Có sức mạnh “ăn mòn” sắt thép, gây thiệt hại hàng triệu USD - Ảnh 1.

Các chuyên gia mất nhiều thời gian để xử lý tổ mối. Ảnh: CCTV

Mối là loài côn trùng gây hại lớn nhất cho các công trình đê đập, cây trồng và đặc biệt là các công trình xây dựng. Chúng sinh trưởng và phát triển rất nhanh, gây tổn hại lớn cho các công trình xây dựng. Phá hoại mạnh nhất công trình xây dựng là các loại thuộc họ Coptotermes. Chúng tiết ra dịch axit để phân hủy gỗ và cellulose. Ngoài ra chúng có khả năng đục thủng được các vật liệu khác như dây điện, xốp, vật liệu cách điện, cách nhiệt…

Sức ảnh hưởng khủng khiếp của loài động vật bé nhỏ

Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Quản lý Dịch hại Quốc gia Hoa Kỳ, mối là nguyên nhân gây ra thiệt hại ước tính khoảng 5 triệu USD chỉ tính riêng ở Bắc Mỹ. Con số thậm chí có thể cao hơn. 

Loài mối có họ hàng gần gũi với loài gián. Tổ mối được xây dựng rất kiên cố và chắc chắn từ bùn, đất, mùn gỗ, phân và nước bọt. Mỗi thợ chịu trách nhiệm xây dựng và canh chừng tổ mối. Mối lính chịu trách nhiệm bảo vệ tổ mối. Khi có nguy hiểm, mối lính sẽ đá vào tổ mối để báo động cho những con mối khác.

Trong tự nhiên, tổ của loài mối là những tháp lớn xây dựng từ đất, bùn, gỗ mục và thậm chí là từ phân của chúng với chiều cao lớn nhất có thể tới 7,5m, đường kính khoảng 12m và nặng đến hàng trăm tấn. Trong một tổ mối, những con mối chúa có kích cỡ gấp 30 lần mối thợ, mối lính và chúng đẻ tới 30 phút mỗi trứng để giúp duy trì đế chế của mình.

Dưới những cột tháp khổng lồ đó còn là cả một vương quốc lớn ở dưới lòng đất với quy mô phức tạp, có những khu vực riêng để trồng nấm, đảm bảo tự cung tự cấp.

Loài vật nhỏ bằng con kiến nhưng đe dọa cả một con đập ở Trung Quốc: Có sức mạnh “ăn mòn” sắt thép, gây thiệt hại hàng triệu USD - Ảnh 2.

Con mối nhỏ nhưng có sức phá hoại khủng khiếp. Ảnh: Internet

Mối sinh sản rất nhanh nên số lượng cá thể trong một đàn là rất lớn. Những tổ mối to có thể chứa được 3 triệu con mối. Loài mối ăn cả gỗ tươi và gỗ mục. Chúng cũng ăn nấm mọc trên những cây gỗ bị mục nát. Mối không tiêu hóa được cellulose trong gỗ cây nếu thiếu sự hỗ trợ của các vi sinh vật đường ruột. Có tới hơn 100 loài vi khuẩn và động vật nguyên sinh sống trong ruột mối và giúp mối tiêu hóa thức ăn.

Mối gây ra thiệt hại rất lớn hơn những suy nghĩ về một sự hư hại ít và chậm. Tòa nhà, nơi mới xuất hiện sự tấn công của mối ngay ban đầu chúng ta chưa thể nhìn thấy ngay sự nguy hiểm của nó.

Do đặc tính ẩn náu và sinh sống theo đàn, các sinh vật này âm thầm tấn công vào các công trình gây nên sự thiệt hại lớn và đôi khi không thể phục hồi được. Khi công trình bị mối xâm nhập thì không chỉ các vật liệu gỗ, giấy tờ tài liệu trong các công trình bị hủy hoại mà ngay cả kiến trúc của công trình cũng bị xuống cấp do việc làm tổ và đi tìm thức ăn.

Chia sẻ