Lỗ nhỏ trên bồn rửa mặt, hình ảnh rất quen thuộc nhưng không phải ai cũng biết vì sao nó lại ở đó

Nhật Ánh,
Chia sẻ

Hầu hết trong thiết kế bồn rửa mặt ở phòng tắm sẽ có một lỗ nhỏ gần thành phía trên. Rất nhiều người thắc mắc không rõ sự có mặt của lỗ nhỏ này là thừa hay giữ một vai trò đặc biệt?

Lỗ nhỏ là khu vực thường thấy ở ngay bồn rửa. Lỗ nhỏ này được bố trí gần với vòi rửa. Nhiều người sẽ không mấy để ý đến chiếc lỗ này hoặc có thể nghĩ chúng là một trong những thiết kế "thừa", chẳng hề có tác dụng.

Trong thiết kế bồn rửa mặt, lỗ nhỏ được bố trí ở độ cao khoảng 1/3 so với thành bồn phía trên. Lỗ nhỏ này nối liền với đường ống nước phía dưới.

Đây là một trong những điểm ưu việt của bồn rửa. Bởi theo các chuyên gia lý giải, bạn có thể quên ngắt vòi nước trong quá trình sử dụng.

Lỗ nhỏ trên bồn rửa mặt, hình ảnh rất quen thuộc nhưng không phải ai cũng biết vì sao nó lại ở đó - Ảnh 1.

Lỗ nhỏ là thiết kế phổ biến trong các bồn rửa mặt.

Lỗ nhỏ gần mép bồn rửa mặt có phải do lỗi thiết kế và câu trả lời không phải ai cũng rõ - Ảnh 2.

Chỉ nhờ lỗ nhỏ này, bạn sẽ an tâm không lo phòng tắm bị ngập nước.

Có lỗ nhỏ này sẽ giúp bạn xua tan nỗi lo ngập nước trong nhà. Khi ngập nước, ống thoát nước bên dưới tương đối nhỏ có thể sẽ không kịp thoát. Chiếc lỗ này được tính toán kỹ lưỡng để giúp thoát nước hiệu quả. Nhờ vậy, nước trong bồn sẽ thoát nhanh hơn.

Chiếc lỗ này có nhiều tác dụng nhưng cũng khiến mọi người sử dụng gặp nhiều phiền toái. Vì nằm ở vị trí khá bất tiện nên dễ khiến vi khuẩn, nấm mốc bám bẩn từ thành ống dẫn lên phía trên gây mùi khó chịu.

Lỗ nhỏ gần mép bồn rửa mặt có phải do lỗi thiết kế và câu trả lời không phải ai cũng rõ - Ảnh 3.

Bồn rửa mặt với thiết kế lỗ nhỏ gần vòi nước.

Lỗ nhỏ gần mép bồn rửa mặt có phải do lỗi thiết kế và câu trả lời không phải ai cũng rõ - Ảnh 4.

Vì thế, khi cảm thấy có mùi khó chịu trong phòng tắm, đặc biệt là từ chiếc lỗ nhỏ này. Để khắc phục được tình trạng trên, bạn có thể dùng giấm ăn trộn cùng baking soda và bỏ vào miệng lỗ của chậu rửa.

Quá trình phản ứng sinh hóa sẽ loại bỏ các chất bẩn trong đường ống kéo dài từ 5 – 10 phút. Cuối cùng, bạn xả nước ấm đầy bồn rửa để làm sạch lần cuối cùng. Nhờ cách này, bạn sẽ hoàn toàn yên tâm khi phòng tắm luôn sạch sẽ, thơm mát.

Tổng hợp

Chia sẻ