Kiểu giáo dục được khen ngợi tận trời này thực chất mang lại hậu quả rất khủng khiếp

Hiểu Đan,
Chia sẻ

Đáng tiếc, kết quả cuối cùng là những đứa trẻ lớn lên không trở thành những gì cha mẹ chúng mong muốn.

Những năm gần đây, việc "dạy con kiểu thả rông" được nhiều bậc cha mẹ khen ngợi. Họ muốn trẻ được hạnh phúc, tự do, giải phóng bản chất hoàn hảo nhất của mình và lớn lên một cách độc lập.

Kiểu giáo dục được khen ngợi tận trời này thực chất mang lại hậu quả rất khủng khiếp - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Đây là 2 đặc tính của trẻ em được cha mẹ nuôi dạy theo kiểu giáo dục này:

Trẻ không có ý thức về các quy tắc

Trong một quán lẩu ở Vô Tích, Giang Tô (Trung Quốc), một đứa trẻ chạy loanh quanh lối đi, chạy từ đầu này sang đầu kia, rồi từ đầu này sang đầu kia. Người mẹ từ từ đi theo mà không mắng mỏ hay ngăn cản. Chắc hẳn họ cảm thấy con mình rất hoạt bát và dễ thương nên không cần phải kìm nén. Khi chạy đến một góc, đứa trẻ tình cờ va phải người phục vụ rồi bị nồi canh cá đổ xuống, làm bỏng nhiều nơi. Cha mẹ đứa trẻ sau đó đòi bồi thường 390.000 Nhân dân tệ gây nên tranh cãi lớn.

Trong một rạp chiếu phim, mọi người đều đang tập trung, chỉ có một đứa trẻ thỉnh thoảng nhảy cẫng lên trên ghế và cười lớn. Một người lớn bên cạnh không chịu nổi nên hỏi mẹ đứa trẻ: "Bà có thể quản con được không? Ồn quá". Người này thậm chí không thèm nhìn lại, chỉ nói: Tính cách đứa trẻ sinh ra vốn đã như thế này!. Sau đó tiếp tục xem phim.

Những đứa trẻ nghịch ngợm như vậy ở khắp mọi nơi và khó có thể đề phòng. Đằng sau chúng chắc chắn phải có những bậc cha mẹ bất tài. Họ đã chọn cách nhắm mắt trước sự cố chấp và thiếu hiểu biết của con cái, đồng thời cũng chọn cách từ bỏ trách nhiệm làm cha mẹ.

Tại sao trẻ em thiếu ý thức về quy tắc? Bởi trong mắt nhiều bậc cha mẹ, bản chất của trẻ cao hơn quy tắc. Trẻ em có bản tính năng động nên có thể chạy nhảy, gây ồn ào, phát ra những tiếng động. Hậu quả là ngày càng có nhiều trẻ em phớt lờ các quy tắc và nhiều bi kịch xảy ra.

Trẻ bị bỏ bê dù chưa có ý thức tự giác

Nhà văn Mao Nan (Trung Quốc) từng gặp một người mẹ. Bà cho biết sau khi đọc một cuốn sách của một chuyên gia nổi tiếng đã quyết định bắt chước phương pháp của ông - nuôi dạy con thả rông. Bà không bao giờ quan tâm đến việc mấy giờ dậy hay mấy giờ đi ngủ, vì cảm thấy các con cần có tinh thần trách nhiệm với bản thân;

Kết quả ra sao? Ba năm sau, bi kịch xảy ra, thành tích đứa trẻ vốn dĩ trên trung bình giờ xếp cuối bảng. Không có kỹ năng đặc biệt. Những đứa trẻ khác không bao giờ mang điện thoại di động đến trường. Con của bà không bao giờ quan tâm đến việc đó. Cô bé chơi game trên di động quá 8 tiếng mỗi ngày. Thường xuyên đi học muộn và thậm chí còn lấy tiền gia đình mua đồ chơi trên mạng.

Bà mẹ không hiểu tại sao phương pháp giáo dục tốt lại kết thúc như thế này.

Nhà văn Mao Nan cho rằng, ý thức tự giác của trẻ không mạnh mẽ như tưởng tượng mà lại bị nhiều bậc cha mẹ cường điệu hóa. Một đứa trẻ không biết tự giác sẽ không bao giờ có tương lai. Việc buông bỏ mù quáng sẽ chỉ khiến trẻ mất đi khả năng kiểm soát cơ bản nhất. Trong tương lai, những đứa trẻ như vậy sẽ không có khả năng cạnh tranh.

Nhà giáo dục nổi tiếng Ushinsky từng nói: Nếu bạn phát triển những thói quen tốt, bạn sẽ có thể tận hưởng được những lợi ích mà nó mang lại trong suốt cuộc đời; nếu bạn phát triển những thói quen xấu, bạn sẽ phải trả những món nợ vô tận trong suốt cuộc đời.

Trên thực tế, nền giáo dục ưu tú ở nước nào cũng vậy! Không thể vượt qua "ranh giới".

Cựu tổng thống Mỹ Obama đã đưa ra 9 nội quy trong nhà cho các con lúc nhỏ. Nội dung không phức tạp, mang tính ứng dụng cao và rất ý nghĩa:

Nội quy 1: Không phàn nàn, cãi vã hoặc trêu chọc vô lý;

Nội quy 2: Giường phải được dọn dẹp;

Nội quy 3: Tự làm những việc của mình, chẳng hạn như tự làm ngũ cốc hoặc tự rót sữa, tự gấp chăn, đặt đồng hồ báo thức, tự mình thức dậy và mặc quần áo;

Nội quy 4: Giữ phòng đồ chơi sạch sẽ;

Nội quy 5: Giúp cha mẹ chia sẻ việc nhà, $1 mỗi tuần;

Nội quy 6: Vào ngày sinh nhật hay Giáng sinh, không có những món quà xa hoa hay những bữa tiệc lộng lẫy;

Nội quy 7: Tắt đèn lúc 8h30 mỗi tối.

Nội quy 8: Sắp xếp một cuộc sống trọn vẹn sau giờ học: Khiêu vũ, luyện tập, chơi piano, chơi quần vợt và chơi bóng bầu dục;

Nội quy 9: Không theo đuổi các ngôi sao.

Nhìn theo cách này, bạn sẽ thấy rằng điều mà Obama coi trọng nhất là việc xây dựng các quy tắc, đó đều là những điều thiết thực và có thể áp dụng được trong cuộc sống. Cha mẹ nên cho con cái sự tự do, nhưng sự tự do này không phải là vô hạn, không có luật lệ hay không bị kiểm soát. Bạn có thể thả rông "để trẻ con là trẻ con", tin tưởng các con, cho phép chúng được tự do nhất có thể. Nhưng để đạt được hiệu quả từ cách dạy con này, phải đặt ra nguyên tắc: Làm gương cho những gì mình muốn dạy con và phải kiên quyết, cứng rắn lúc cần chứ không phải bỏ bê.

Chia sẻ