Khi yêu dù chăm chỉ kiếm tiền, cũng đừng quên sưởi ấm cho nhau

Như Quỳnh,
Chia sẻ

'Một cuộc hôn nhân chỉ nghĩ đến tiền là sai lầm'.

Chúng ta thường không dám nói chuyện vật chất với người mình yêu, nhưng thực tế cuộc sống đâu đâu cũng cần tới tiền, những tháng ngày không có tiền, quả thực rất khó khăn.

Tiền bạc và hôn nhân trước giờ vẫn luôn giống như cặp bạn thân vậy, có người bỏ hết tất cả để chạy theo tiếng gọi của tình yêu, nhưng sau cùng nhận lại trái đắng; có người chỉ nhìn vào hoàn cảnh vật chất, để rồi cuối cùng lại trở thành con chim hoàng yến trong lồng.

Cuộc sống vốn nhiều cung bậc cảm xúc, tốt hay xấu, không ai có thể phán định, chỉ có tự mình trải nghiệm mới biết được mùi vị.

Hôn nhân mà không có tiền thì có hạnh phúc không?

Tôi đã phỏng vấn 100 cặp vợ chồng, vui có, buồn có, quan niệm về hôn nhân của họ rất khác nhau.

Dưới đây là ba câu chuyện về thực tế hôn nhân tôi muốn chia sẻ với các bạn trẻ.

Chi: “Cuộc sống của tôi dường như rơi vào bế tắc, không thể nhìn thấy tia sáng nào nữa”

Tôi từng là một cô gái hướng ngoại, lạc quan, không sợ trời không sợ đất, tôi và chồng yêu đương tự do và tiến tới hôn nhân.

Nhưng sau khi kết hôn, tôi đã quên mất cảm giác hạnh phúc là gì!

Tôi sống không vui vẻ, chủ yếu là vì nghèo, chồng rất tốt với tôi, nhưng điều kiện gia đình không tốt.

Gia đình bên chồng không những không giúp đỡ gì cho hai vợ chồng mà còn thường xin tìm tới chúng tôi nói chuyện tiền bạc.

Thu nhập của hai vợ chồng chỉ tính là đủ sống, hai vợ chồng không để ra được bao nhiêu.

Giai đoạn tôi mang thai, tôi và mẹ chồng cùng sống trong một căn phòng trọ chật chội, không có nước nóng, máy giặt, điều hòa.

"Hôn nhân không có tiền liệu có hạnh phúc?" Tôi đã phỏng vấn 100 cặp vợ chồng và nhận ra một sự thật trần trụi - Ảnh 1.

Ảnh minh họa: Pinterest

Phòng tắm nhỏ đến mức quay người cũng khó, tôi chỉ có thể giặt những chiếc áo khoác dày cộp bằng tay với cái bụng to trong đó mỗi ngày.

Chồng bận rộn đi làm kiếm tiền nên hầu như không có thời gian ở bên cạnh tôi, thậm chí sau khi sinh con, anh ấy cũng chỉ được nghỉ 7 ngày để chăm sóc tôi.

Không có tiền thuê giúp việc, tôi phải một mình chăm sóc em bé, dần dần, tôi mắc chứng đau thắt lưng.

Vài năm sau, hai vợ chồng dành dụm được một số tiền để mua nhà, nhưng hồ sơ vay bị từ chối vì chồng tôi chưa trả hết khoản chi thẻ tín dụng dài hạn.

Lúc đó, tôi không chịu được nữa, quyết định đệ đơn ly hôn, nghĩ lại thì sau bao năm lấy nhau, vợ chồng tôi hầu như mỗi ngày đều chỉ lo lắng về tiền bạc, ngoại trừ chuyện cơm áo gạo tiền, thì là lo lắng mệt mỏi, không có một chút hạnh phúc, vui vẻ nào.

Có câu: Vợ chồng nghèo trăm chuyện buồn thương.

Hôn nhân không có tiền, dù có yêu thương nhau tới mấy, cũng không thoát khỏi vấn đề cơm áo gạo tiền.

Cảm xúc đôi khi chỉ để tự lừa dối bản thân chứ không thể xoa dịu cuộc sống thực tại.

Nếu chỉ vì ai đó đối xử tốt với bạn rồi tiến tới hôn nhân mà bỏ ngoài tai tất cả mọi chuyện, quả thực rất nguy hiểm, bởi lẽ, lòng người dễ đổi thay, nhưng cái nghèo lại khó cải thiện trong một sớm một chiều.

Chỉ sau khi đối diện với thực tế, người ta mới nhận ra một sự thật rằng: Một cuộc hôn nhân không có nền tảng vật chất, giống như một con tàu không có cánh buồm vậy, rất khó đoán định.

Đừng phàn nàn hiện thực quá phũ phàng, muốn trách hãy trách ví tiền quá tồi tàn, cơ thể còn không sưởi ấm được, làm sao sưởi ấm được trái tim…

"Hôn nhân không có tiền liệu có hạnh phúc?" Tôi đã phỏng vấn 100 cặp vợ chồng và nhận ra một sự thật trần trụi - Ảnh 2.

Ảnh minh họa: Pinterest

Nhung: “Được gả vào nhà giàu, tôi không thiếu tiền, nhưng thiếu tình yêu, đau khổ hơn thiếu tiền gấp ngàn lần”

Năm nay tôi 37 tuổi, kết hôn đã được 10 năm, trước đó, vì từng bị tổn thương trong tình cảm nên tôi mới nhanh chóng quyết định lấy người chồng hiện tại.

Nhà chồng làm ăn kinh doanh, thu nhập tốt, tôi không phải quá lo lắng về chuyện cơm ăn áo mặc.

Tôi không cần phải dậy sớm đi làm hay tăng ca tới tận tối muộn, tự do mỗi ngày, rảnh rỗi thì đi mua sắm, tập yoga, uống trà chiều.

Trong mắt mọi người, tôi là "chuột sa chĩnh gạo", nhưng chỉ có tôi mới biết, cuộc hôn nhân của tôi nguội lạnh ra sao.

Ban đầu khi mới kết hôn, chúng tôi cũng khá hòa hợp, có thời gian là cùng nhau đi ăn, đi xem phim.

Nhưng chưa tới một năm, chồng bắt đầu lạnh nhạt với tôi, thường xuyên đêm muộn mới về nhà, ở nhà cũng rất ít khi nói chuyện với tôi.

Sau khi có con, dù tan làm chồng sẽ về nhà luôn, cả nhà cùng ăn cơm nói chuyện, nhưng tất cả mọi chuyện hầu như đều chỉ xoay quanh con cái.

Con chưa được 3 tuổi, chồng lại bắt đầu đi sớm về khuya, có những đợt đi công tác nửa tháng không gọi điện về nhà lấy một lần.

Mỗi một dịp lễ, chồng không bao giờ chuẩn bị quà, thỉnh thoảng chỉ nói: “Em thích gì thì tự đi mà mua.”

Giữa chúng tôi không có chủ đề gì để nói chuyện, ngoài nói chuyện con cái ra thì là cãi nhau, chồng thậm chí nhiều ngày còn không thèm liếc nhìn tôi lấy một cái.

Sau này, khi bị tôi phát hiện chồng có người phụ nữ khác bên ngoài, anh ấy nói với tôi: “Anh cho em sống trong nhà to, mặc quần áo hàng hiệu, anh đã bạc bẽo với em bao giờ chưa?”

Nghe xong câu nói đó của chồng, tôi nhận ra rằng, khoảnh khắc tôi quyết định gả cho tiền bạc, cuộc hôn nhân này sớm đã được định sẵn là bi kịch.

Bộ phim truyền hình Hàn Quốc có tên “Vụ ly hôn thế kỷ”, có nói như này: “Kết quả xấu nhất không phải là ly hôn, việc không có tình yêu, cũng không có sự kỳ vọng, nhưng lại cứ phải sống với nhau, đó mới là bất hạnh lớn nhất.”

Hôn nhân thiếu tiền hay thiếu tình yêu cũng đều bi kịch như nhau.

Không có tình yêu, quần áo đắt tiền tới đâu cũng chỉ là vật ngoài thân, nhà cửa có lộng lẫy tới mấy cũng chỉ là nơi để trú chân, không phải “tổ ấm”.

Sống chung dưới một mái nhà nhưng anh không hiểu nỗi khổ của em, em bỏ qua nỗi buồn của anh, hôn nhân sẽ chỉ là một cái lồng.

Suy cho cùng, tiền chỉ mua được vật chất chứ không mua được tình cảm, chứ đừng nói đến hạnh phúc.

Nam: “Lúc trước, tôi nghĩ rằng chỉ cần có tiền là sẽ hạnh phúc, giờ mới hiểu, vật chất, chỉ là một phần của hôn nhân”

Tôi và vợ là bạn đại học, cũng là tình đầu của nhau, ngày xưa cô ấy không chê tôi nghèo, kết hôn với tôi bất chấp cha mẹ phản đối.

Sau khi kết hôn, tôi không muốn phụ lòng tin của vợ nên nỗ lực làm việc, luôn muốn kiếm thật nhiều tiền để cô ấy có một cuộc sống sung túc.

Đặc biệt là khi thấy bạn bè người mua nhà, người mua ô tô, trong lòng tôi rất khó chịu, nhưng đồng thời cũng thấy bất lực và mơ hồ.

Sau này, tôi và vợ quyết định nghỉ việc để kinh doanh, vì để tìm khách hàng, tôi thường xuyên bận tới mức không có thời gian ăn cơm, cứ như vậy năm này qua năm khác.

"Hôn nhân không có tiền liệu có hạnh phúc?" Tôi đã phỏng vấn 100 cặp vợ chồng và nhận ra một sự thật trần trụi - Ảnh 4.

Ảnh minh họa: Pinterrest

Phấn đấu làm lụng 10 năm, cuối cùng chúng tôi cũng có một ngôi nhà thuộc sở hữu của mình, một chiếc ô tô, tiết kiệm được một chút tiền, nở mày nở mặt với gia đình vợ.

Nhưng chúng tôi cũng ngày càng cãi nhau nhiều hơn, vợ lúc nào cũng phàn nàn nói tôi ngoài ăn ngủ ra chỉ biết nói chuyện tiền bạc, làm ăn.

Một tối nọ, tôi về nhà muộn, vợ nói với tôi: “Chúng ta ly hôn đi!”

Tôi vô cùng bất ngờ, vội vàng hỏi: “Tại sao vậy em?”

Vợ nói: “Lúc không có tiền, hai đứa ít nhất thỉnh thoảng vẫn đi chơi, đi dạo cùng nhau. Còn hiện tại thì sao, không nghèo nữa, nhưng cuộc sống cũng chỉ còn lại hai chữ 'công việc'”.

Tôi hơi hụt hẫng: “Anh nỗ lực kiếm tiền chẳng phải là vì muốn em và con có một cuộc sống sung túc ư?”

Vợ tôi im lặng một lúc rồi nói: “Tiền không phải quan trọng nhất anh ạ.”

Lúc này tôi mới nhận ra rằng vì kiếm tiền, tôi đã bỏ lỡ những điều gì, những lời hứa từng nói với nhau, cũng dần dần trôi vào dĩ vãng…

Sau ngày hôm đó, tôi đã giảm bớt công việc lại, ngày nghỉ cuối tuần hay các dịp lễ đều sẽ ở bên vợ con, cả nhà cùng nhau đi cắm trại, leo núi, du lịch hoặc chỉ đơn giản là ở nhà làm một bữa lẩu cùng nhau ăn uống trò chuyện.

Hiện tại, tình cảm của tôi và vợ tốt hơn rất nhiều, con gái cũng thân thiết với bố hơn, tôi cảm thấy mình hạnh phúc hơn trước rất nhiều.

Một tác gia từng nói: “Đừng bao giờ đánh đồng điều kiện vật chất với hạnh phúc”.

Tiền là nền tảng của hôn nhân, nhưng không phải là tất cả.

Hôn nhân là một vũ hội của hai người, sân khấu và trang phục chỉ là bối cảnh, cùng nhau khiêu vũ là trọng tâm cốt lõi.

Khi yêu, đừng quên chăm chỉ kiếm tiền, nhưng khi kiếm tiền, cũng đừng quên sưởi ấm cho nhau, có như vậy, hôn nhân mới có thể bền chặt.

Trong tâm lý học, có một lý thuyết nổi tiếng có tên "Tháp nhu cầu Maslow”.

Theo đó, nhà tâm lý học Maslow chia nhu cầu của con người thành 5 cấp độ, đó là nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn, nhu cầu yêu thương, nhu cầu về lòng tự trọng và nhu cầu tự hiện thực hóa.

"Hôn nhân không có tiền liệu có hạnh phúc?" Tôi đã phỏng vấn 100 cặp vợ chồng và nhận ra một sự thật trần trụi - Ảnh 5.

Ảnh minh họa: Pinterrest

Nếu để ý kỹ, bạn sẽ thấy rằng nhu cầu cơm ăn, áo mặc của con người luôn đặt lên hàng đầu và là nền tảng của cuộc sống.

Nhưng sau khi cái ăn, cái mặc cơ bản được thỏa mãn, con người không nên chỉ chú trọng đến vật chất mà còn cần chú trọng đến nhu cầu tình cảm.

Mối quan hệ giữa hôn nhân và tiền bạc, giống như tác gia Jane Austen đã viết trong “Kiêu hãnh và Định kiến”: "Một cuộc hôn nhân chỉ nghĩ đến tiền là sai lầm, nhưng một cuộc hôn nhân không nghĩ đến tiền thì là ngu ngốc."

Cuộc sống không bao giờ là dễ dàng, không phải cứ có tiền là có hạnh phúc, cũng không phải cứ có tình yêu là sẽ hạnh phúc.

Một cuộc hôn nhân tốt đẹp là sự kết hợp của vật chất và tinh thần, một nửa là tiền bạc, một nửa là tình yêu.

Tiền bạc giải quyết cơm ăn, áo mặc và giải quyết những vấn đề vụn vặt trong cuộc sống; trong khi tình yêu chữa lành tâm hồn và giúp cuộc sống thăng hoa.

Hạnh phúc sẽ không đến một cách đột ngột, và hôn nhân cần được vun đắp bằng cả trái tim.

Nghiêm túc kiếm tiền, không quên quan tâm lẫn nhau, mọi muộn phiền trong cuộc sống sẽ được hóa giải, niềm vui sẽ theo đó mà tới, và hạnh phúc cũng sẽ luôn ở bên bạn.

Nguồn: Theo Toutiao
Chia sẻ