Khí cười trong phân chim cánh cụt khiến các nhà khoa học bị "đơ"

JJJ,
Chia sẻ

Nhiều nhà khoa học đã gặp rắc rối tạm thời vì liên tục hít phải khí cười trong phân chim cánh cụt.

Ít ai biết rằng, khí gây cười nhân tạo trong "bóng cười" đang đầu độc giới trẻ, có thể tìm thấy từ... phân chim cánh cụt.

Tạp chí Science of The Total Environment dẫn lời của Giáo sư Bo Elberling đến từ Ddại học Copenhagen: Chim cánh cụt hoàng đế (king penguin) đang gián tiếp thải ra lượng lớn khí gây cười (N2O) quanh nơi mà chúng tụ tập.

Cụ thể hơn, nhóm các nhà nghiên cứu chim cánh cụt hoàng đế trên đảo Nam Georgia, Đại Tây Dương - đã rơi vào trạng thái choáng váng, chóng mặt khi đi lại hàng giờ giữa những bãi phân chim.

Khí cười trong phân chim cánh cụt khiến các nhà khoa học bị "đơ" - Ảnh 1.

Thủ phạm chính là khí N2O hay nitơ-oxit sinh ra trong phân chim cánh cụt.

Trên thực tế, N2O được sử dụng như chất an thần trong nha khoa. Tuy nhiên, chúng đã bị biến tướng thành trò tiêu khiển độc hại mang tên bóng cười.

"Sau hàng giờ hít phải N2O trong phân chim cánh cụt, có thành viên trong đoàn đã bị đơ cứng, đau đầu và buồn nôn", Giáo sư Elberling kể lại.

Bên cạnh đó, N2O có thể gây ô nhiễm môi trường ghê gớm gấp 300 lần so với carbon-điôxít. Đây quả là phát hiện thú vị, giúp giới khoa học hiểu nhiều điều hơn về tác động của sinh vật tới môi trường.

Theo STTE

Chia sẻ