Khi cả thế giới gồng mình chống dịch bệnh, rừng Amazon đang phải chịu sự tàn phá nặng nề do chính con người gây ra

Negroni,
Chia sẻ

Sự bùng phát của dịch Covid-19 đang làm tê liệt các hoạt động liên quan đến nền kinh tế, tuy nhiên, không thể ngăn chặn được các hoạt động tàn phá môi trường.

Rừng rậm Amazon là hệ sinh thái đa dạng và bí ẩn nhất thế giới nhưng hiện đang có nguy cơ bị tàn phá nặng nề. 

Theo báo cáo trên trang SCMP, Brazil đã cho biết nạn phá rừng ở rừng nhiệt đới Amazon đang rất đáng báo động. Theo số liệu thống kê từ tháng 1 đến tháng 4 năm nay, có khoảng hơn 1200km2 đất rừng đã bị xóa sổ khỏi Trái đất. Diện tích này được ước tính rộng ngang bằng với thành phố New York, Mỹ.

Trong khi cả thế giới gồng mình chống dịch bệnh, rừng Amazon cũng đang phải chịu sự tàn phá nặng nề do chính con người gây ra - Ảnh 1.

Nạn phá rừng đã được cảnh báo vào năm ngoái nhưng tình hình ngày càng trở nên tồi tệ hơn vào năm 2020. Brazil báo cáo tỉ lệ phá rừng đã tăng lên 55% so với cùng kì năm ngoái. Đây là con số cao nhất trong 4 tháng đầu năm kể từ khi hồ sơ về rừng Amazon được lưu giữ.

Carlos Nobre, một nhà khoa học hệ thống Trái đất tại Đại học Sao Paulo cho biết, sự bùng phát của dịch Covid-19 đang làm tê liệt các hoạt động liên quan đến nền kinh tế, tuy nhiên, không thể ngăn chặn được các hoạt động tàn phá môi trường.

Vụ phá rừng quy mô lớn này được gây ra bởi các vụ cháy rừng liên tục, tuy nhiên, nó trở nên tồi tệ hơn do các hoạt động khai thác và canh tác bất hợp pháp của con người. Hơn nữa, theo các nhà nghiên cứu, sự gia tăng theo cấp số nhân của nạn phá rừng so với cùng kì năm ngoái cho thấy những người khai thác này đang lợi dụng cuộc khủng hoảng Covid-19 để thu lợi nhuận.

Trong khi cả thế giới gồng mình chống dịch bệnh, rừng Amazon cũng đang phải chịu sự tàn phá nặng nề do chính con người gây ra - Ảnh 2.

Rừng Amazon có diện tích gần 7,6 triệu km2. Rừng rậm nhiệt đới lớn nhất thế giới này đi qua Brazil, Peru, Colombia, Venezuela, Bolivia, Ecuador, Suriname và vùng lãnh thổ Guyana thuộc Pháp. Rừng Amazon đóng vai trò vô cùng lớn trong cuộc chiến sinh tồn vì nó hấp thu lượng lớn khí thải CO2 và là nguồn cung cấp oxy lên đến 20% cho Trái đất.

(Theo Reuters)

Chia sẻ