Hậu gây sốt với khái niệm “ngáo giá”, Shark Bình lại khiến dân mạng rần rần khi chia sẻ bài học khởi nghiệp xương máu của mình

Froggy,
Chia sẻ

Sự am hiểu sâu rộng về thị trường khiến “cá mập công nghệ” có nhiều khái niệm vô cùng hay ho để cảnh tỉnh các startup “còn non” kinh nghiệm.

Đến hẹn lại lên, 20h00 tối cuối tuần, Shark Tank Việt Nam - Thương vụ bạc tỷ lại hội ngộ khán giả yêu kinh doanh bằng tập phát sóng mới nhất. Sau 6 tập phát sóng, chương trình dần trở thành bữa ăn tinh thần không thể thiếu đối với khán giả.

Bên cạnh sự trở lại của Shark Louis trên hàng ghế nóng với vai trò nhà đầu tư khách mời, tập 7 của chương trình còn chứng kiến những sáng kiến độc đáo đến từ các startup cũng những màn gọi vốn vô cùng hấp dẫn đi kèm với những phần chốt deal vô cùng gây cấn; một trong số đó phải kể đến Vmeat.

Hậu gây sốt với khái niệm “ngáo giá”, Shark Bình lại khiến dân mạng rần rần khi chia sẻ bài học khởi nghiệp xương máu của mình - Ảnh 1.

Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong ngành F&B với các mặt hàng thực phẩm chay có tiếng tại Việt Nam, Vmeat mang đến chương trình sản phẩm thịt có thành phần 100% từ thực vật - một sản xanh và thân thiện với môi trường.

Đối tượng Vmeat đang muốn hướng đến đó chính là những cá nhân muốn tìm nguồn đạm sạch thay thế đạm động vật, những khách hàng có bệnh nền, bắt buộc phải kiêng thịt động vật, những cộng đồng có lối sống xanh, bảo vệ môi trường hay những cộng đồng ăn chay vì tôn giáo.

Hậu gây sốt với khái niệm “ngáo giá”, Shark Bình lại khiến dân mạng rần rần khi chia sẻ bài học khởi nghiệp xương máu của mình - Ảnh 2.

Nói với những startup trong lĩnh vực thực phẩm và F&B, Shark Phú chính là cá mập có nhiều ưu thế nhất bởi hệ sinh thái vô cùng đa dạng và vững mạnh trong ngành cộng với sự am hiểu sâu rộng về thị trường. Đó là lý do khi startup này xuất hiện, nhiều người đã nghĩ “ông chủ Sunhouse” sẽ là người giành được deal này một cách dễ dàng.

Đến với chương trình, founder của Vmeat kêu gọi đầu tư 4 tỷ để đổi lấy 20% cổ phần. Tuy nhiên, vì mô hình của startup này còn sơ khai và mới mẻ, không mang lại cho Shark Phú cảm giác chắc chắn nên “ông chủ Sunhouse” quyết định nhường lại cơ hội này cho các cá mập còn lại.

Về phần mình, Shark Bình nhận định thịt thực vật của Vmeat là một sản phẩm rất hay, bắt kịp xu hướng và sẽ nở rộ trong tương lai. Vì lý do này, “cá mập công nghệ” cho rằng đây là một sản phẩm “ra đời trước cách mạng”, đồng thời khẳng định bản thân cũng đã từng trải qua tình huống tương tự.

Hậu gây sốt với khái niệm “ngáo giá”, Shark Bình lại khiến dân mạng rần rần khi chia sẻ bài học khởi nghiệp xương máu của mình - Ảnh 3.

Việc tiên phong quá sớm sẽ khiến startup tốn rất nhiều công sức cũng như kinh phí để cung cấp thông tin cần thiết cũng như thuyết phục được thị trường sử dụng sản phẩm mà mình sản xuất ra. Sau khi thị trường đã tiếp nhận thông tin, đối thủ cạnh tranh có tiềm lực hơn sẽ thâm nhập và tận hưởng mọi thành quả.

Dó đó, bài học dành cho các startup đi đầu đó chính là: “Ra đời trước cách mạng thì dễ gãy, ra đời sau cách mạng thì không còn cơ hội. Thay vào đó, hãy tìm ra thời điểm ra đời đúng cách mạng” - Shark Bình chia sẻ.

Là “cá mập” khá hứng thú với những dự án phát triển bền vững và mang lại lợi ích cho cộng đồng, Shark Louis đề nghị đầu tư 4 tỷ để đổi lấy 49% cổ phần của startup này. Shark Liên cũng ngỏ ý được đồng hành cùng ông chủ của Saigon Asset Management (SAM). Nhận thấy có thể đồng hành cùng các Shark để phát triển startup lớn mạnh, founder của Vmeat đồng ý với lời đề nghị này.

Chia sẻ