Hà Nội: Cứu sống thành công thai nhi có dây rau bám màng có nguy cơ mất tim thai
Ngày 31/5, các bác sỹ Bệnh viện đa khoa Tâm Anh đã cứu thành công thai nhi có rau thai bám màng ở tuần thai thứ 36.
Theo thông tin từ Bệnh viện đa khoa Tâm Anh, sản phụ B.K.C (sinh năm 1976, Long Biên, Hà Nội) được Ths.BS Đinh Thị Hiền Lê - trưởng khoa Phụ Sản BV Đa Khoa Tâm Anh chẩn đoán dây nhau bám màng từ tuần thai thứ 18 nên đã có chỉ định tầm soát chặt chẽ sức khỏe mẹ và bé với siêu âm và monitoring thường xuyên hơn các sản phụ có tình trạng bình thường.
Ở lần khám thai ở tuần 36 này, trong thời gian theo dõi các chỉ số monitering mà các bác sỹ ghi nhận thấy nhịp tim thai bị thấp đi và có nguy cơ mất tim thai, thai phụ đã bắt đầu có cơn co tử cung và có thể gây ra tình trạng đứt dây nhau, nếu không cấp cứu kịp thời có thể thai nhi sẽ tử vong.
Ngay lập tức Ths.BS Hiền Lê đã chỉ định cho sản phụ được mổ cấp cứu và chỉ sau 7 phút từ khi có y lệnh, em bé gái nặng 2,65kg đã chào đời, hoàn toàn khỏe mạnh. Điều đáng nói là khi mổ cấp cứu bắt thai, các bác sỹ đã ghi nhận tình trạng dây rau đã rách đứt, trong buồng ối đã có nhiều máu, nếu chậm 1 vài phút nữa sẽ mất thai.
BS cứu sống thành công thai nhi có dây rau bám màng
Theo Ths.Bs Đinh Thị Hiền Lê, dây rau bám màng là một trong những tình trạng bất thường của dây rau. Bình thường dây rau sẽ bám ở vị trí giữa của bánh rau nhưng có trường hợp dây rau sẽ xa bánh rau,nằm sát màng ối, do đó khi sản phụ có cơn co bóp tử cung, sẽ gây tình trạng rách màng ối, đứt dây rau, cắt đứt nguồn máu nuôi thai, thai sẽ chết trong tử cung , hoặc chết trong lúc chuyển dạ.
Thao Ths.Bs Đinh Thị Hiền Lê, dây rau bám màng là một trong những tình trạng bất thường của dây rau. Bình thường dây rau sẽ bám ở vị trí giữa của bánh rau nhưng có trường hợp dây rau sẽ xa bánh rau,nằm sát màng ối, do đó khi sản phụ có cơn co bóp tử cung, sẽ gây tình trạng rách màng ối, đứt dây rau, cắt đứt nguồn máu nuôi thai, thai sẽ chết trong tử cung , hoặc chết trong lúc chuyển dạ.
dây rau bám màng khá hiếm gặp, không có dấu hiệu lâm sàng mà chỉ có thể phát hiện trên siêu âm, do đó đòi hỏi bác sỹ chẩn đoán hình ảnh bằng siêu âm cần quan sát rất kỹ càng, cộng với thiết bị siêu âm hiện đại cho những hình ảnh sắc nét chính xác đến chi tiết thì càng chẩn đoán được sớm và chính xác hơn.
Cũng theo ThsBS Hiền Lê, dây rau bám màng không gây ảnh hưởng nhiều đến thai kỳ, tuy nhiên nếu không được phát hiện sớm, thai phụ sẽ thiếu các thông tin chi tiết để đề phòng các trường hợp xấu có thể xảy ra, ảnh hưởng đến tính mạng của mẹ và bé.
Với các bác sỹ, việc phát hiện dây rau bám màng sẽ giúp xác định có chế độ theo dõi thai phù hợp và chuẩn bị các phương án xử lý cấp cứu trong tình trạng khẩn cấp. Lí tưởng nhất là thai phụ được kiểm tra thường xuyên với siêu âm và monitoring định kỳ hoặc ngay khi có nghi ngờ bất thường. Càng về cuối thai kỳ càng cần theo dõi và kiểm tra thường xuyên hơn vì nguy cơ đứt dây rau có thể xảy ra ngay khi thai phụ có những cơ co tử cung đầu tiên.
Điều đặc biệt quan trọng là việc xử trí nhanh chóng khi sản phụ có dấu hiệu chuyển dạ, xuất hiện cơn co tử cung, bởi đó là lúc dây rau có thể đứt, gây chảy máu trong buồng ối, thai nhi có thể bị nguy hiểm tính mạng chỉ trong vài phút. Việc không phát hiện sớm và xử trí chậm trễ cũng đã gây ra nhiều trường hợp tử vong đáng tiếc trong các trường hợp dây rau bám màng ở nhiều cơ sở y tế khác trong thời gian qua.
Thai phụ B.K.C, cho biết, khi đến khám tầm soát bệnh lý thai nhi tại Bệnh viện Tâm Anh, ThsBs Đinh Thị Hiền Lê đã kiểm tra, xác định tình trạng này và chỉ định theo dõi thai thường xuyên hơn. Thai phụ cũng đã được các bác sỹ chia sẻ các thông tin cần thiết để chăm sóc sức khỏe và dự báo các nguy cơ có thể xảy ra. Tuy nhiên, chị C cũng hoàn toàn bất ngờ với cuộc mổ cấp cứu này và cũng không khỏi bàng hoàng khi đứng trước nguy cơ có thể mất con trong vòng một vài phút đồng hồ.
Đại diện bệnh viện Tâm Anh cho hay, thành công này không chỉ trong chuyên môn nghiệp vụ của các y bác sỹ, vai trò của các trang thiết bị hiện đại trong tầm soát các bệnh lý ở thai nhi, mà quan trọng hơn chính là việc thực hiện quy trình "báo động đỏ" chuyên nghiệp tại Bệnh viện Tâm Anh đã rút ngắn được thời gian cần thiết để cứu sống bệnh nhân.