Giá thịt lợn ở Trung Quốc tăng vọt và cao nhất trong tám năm trở lại đây, người dân tranh nhau thịt vì không đủ dùng

Scorpiot,
Chia sẻ

Thị trường tiêu thụ thịt lợn lớn nhất thế giới đang trở nên khủng hoảng vì khan hiếm, lượng nhập khẩu đã tăng tới 76% để phục vụ người tiêu dùng.

Người dân Trung Quốc tranh chấp miếng thịt lợn giảm giá cuối cùng vì tình trạng khan hiếm và giá thành tăng vọt chưa thể kiểm soát.

Khủng hoảng thịt lợn do dịch bệnh

Mới đây những hình ảnh người dân Trung Quốc ra sức giành giật một miếng thịt lợn giảm giá cuối cùng tại siêu thị đã khiến nhiều người hoang mang và bàng hoàng. Được biết, thịt lợn là loại thịt được tiêu thụ nhiều nhất ở Trung Quốc, nhưng do dịch bệnh ảnh hưởng nên việc cung cấp thịt lợn phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của người dân bị khan hiếm, dẫn tới tình trạng tranh chấp ở nhiều nơi. Tình trạng khan hiếm tại đất nước này đã xảy ra từ đầu tháng 8, khi nạn bệnh dịch tả heo Châu Phi đã tác động từ 40-60% đàn lợn thịt của nước này.

1

Theo dữ liệu mới được chính phủ công bố, giá thịt lợn trong tháng 8 đã tăng 46,7% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng lớn nhất trong tám năm trở lại đây. Thịt lợn là một phần quan trọng trong chế độ ăn kiêng của người Trung Quốc. Chỉ riêng giá thịt lợn tăng vọt đã đủ để làm cho chỉ số giá tiêu dùng chung (CPI) tăng hơn 1 phần trăm.

2

Vào đầu tháng 9, tỉnh Nam Ninh đã phải áp đặt giới hạn giá đối với thịt lợn. Thịt lợn tại tỉnh này sẽ được bán với giá thấp hơn 10% giá thị trường trong nước. Mỗi người tiêu dùng không được mua quá 1 kg/ngày để tiêu thụ. Nhưng chính sách này thực hiện không được hai ngày vì mức tiêu dùng của người dân quá cao.

4

Theo SCMP, việc nhập khẩu thịt lợn của Trung Quốc đã tăng 76% trong tháng 8 với bối cảnh nước này đang nỗ lực để bù đắp sự thiếu hụt nguồn cung thịt lợn. Số liệu của Tổng cục Hải quan Trung Quốc công bố ngày 23.9 cho thấy, nhập khẩu thịt lợn của nước này đã lên 162.935 tấn trong tháng 8.

5

Tuy nhiên, dù đã tăng 150% so với mức nhập khẩu thịt lợn cùng kỳ năm ngoái, lượng nhập khẩu thịt lợn tháng 8 năm nay của Trung Quốc cũng chỉ đáp ứng được tương đương mức tiêu thụ thịt lợn một ngày ở thị trường tiêu thụ thịt lợn lớn nhất thế giới này.

Mở kho dự trữ thịt lợn khẩn cấp

Bộ Thương mại gần đây đã công bố rằng họ sẽ mở kho thịt lợn đông lạnh để ngăn chặn sự biến động dữ dội của giá thịt lợn. Một số khu vực thậm chí đã phải mở kho dự trữ thịt lợn khẩn cấp để phục vụ nhu cầu tiêu dùng quá tải của người dân. Thực trạng đáng buồn đến nỗi nhiều trung tâm quản lý hàng hóa buộc phải đưa ra thông báo về việc thực hiện bán hơn 10.000 tấn thịt lợn đông lạnh thông qua đấu thầu cạnh tranh.

6

Chính phủ ngay lập tức phải khuyến khích chăn nuôi, khuyến cáo người dân nên sử dụng thịt giá rẻ, ăn nhiều thịt gà và thịt bò. Theo Uỷ ban Phát triển và Cải cách Quốc gia, chính phủ có lẽ sẽ tiến hành kế hoạch xuất kho thịt lợn dự trữ trong những tháng tới. Lần chính phủ quốc gia xuất kho thịt dự trữ trung ương gần đây nhất là vào tháng một với 10.000 tấn. Đây là ngày lễ Tết quan trọng nhất tại đất nước này.

3

Theo các chuyên gia dự tính Trung Quốc sẽ thiếu 10,8 triệu tấn thịt trong năm nay. Nguồn thịt dự trữ không đủ đề bù đắp cho lượng thịt thiếu hụt trên. Ngoài ra, Trung Quốc đã cấm nhập khẩu thịt lợn từ Philippines và Slovakia – hai quốc gia cũng đang "chật vật" với dịch bệnh trên.

Nguyên nhân là do nguồn cung sụt giảm mạnh với việc 4,5 triệu con lợn (10-12% nguồn cung) đã bị tiêu hủy cho tới cuối tháng 8 trong khi người dân vẫn còn do dự về việc tái đàn.

Trong khi đó tại Việt Nam theo số liệu từ Agromonitor, giá lợn hơi bắt đầu hồi phục từ tháng 5/2019 sau khi giảm 30-40% từ mức đỉnh tháng 2 do dịch tả lợn châu Phi (ASF) bùng phát. Tại thời điểm ngày 25/9, giá lợn hơi đạt mức trung bình 45.000-50.000 đồng/kg ở miền Bắc (tăng 60% so với mức đáy tháng 5) và 36.000-45.000 đồng/kg ở miền Nam (tăng 42% từ tháng 5).

Có sự chênh lệch giá giữa hai miền Bắc và Nam do dịch bệnh xảy ra ở miền Bắc trước và lan dần về phía Nam nên hiện tại, khi miền Bắc đã dần kiểm soát được dịch thì giá lợn miền Bắc hồi phục sớm hơn và mạnh hơn khu vực miền Nam. Giá có thể tiếp tục tăng khi nhu cầu thịt lợn tăng dần về cuối năm.

Vndirect dự báo, giá lợn ở miền Bắc vẫn sẽ duy trì ở mức cao cho đến năm 2020 do thiếu hụt nguồn cung, việc hạn chế vận chuyển giữa các tỉnh để ngăn chặn sự mở rộng của dịch bệnh sẽ ổn định giá bán tại từng vùng/địa phương và xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc có thể làm nguồn cung miền Bắc giảm cục bộ.

Chia sẻ