Gặp người giữ nghề làm đầu lân thủ công cuối cùng nơi phố Hội

Nam Nguyễn ,
Chia sẻ

Trên địa bàn TP Hội An (Quảng Nam) hiện chỉ còn duy nhất cơ sở của ông Nguyễn Hưng (thôn Trảng Suối, xã Cẩm Hà) sản xuất đầu lân, thiên cẩu phục vụ lễ hội Trung thu.

Gặp người giữ nghề làm đầu lân thủ công cuối cùng nơi phố Hội - Ảnh 1.

Từ lâu, văn hóa múa Lân Sư Rồng chào mừng những sự kiện trọng đại cũng như lễ hội Trung thu (Rằm tháng 8 Âm lịch) đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam. Tại Hội An, nơi giao thoa các nền văn hóa nên cũng làm cho nghệ thuật múa Lân Sư Rồng có nhiều biến tấu.

Gặp người giữ nghề làm đầu lân thủ công cuối cùng nơi phố Hội - Ảnh 2.

Ở đây, người dân lại ưa chuộng thiên cẩu hơn là đầu lân mặc dù không khác nhau nhiều. Nếu như múa lân chỉ cần có hai người, thì múa thiên cẩu phải cần đến bốn người.

Gặp người giữ nghề làm đầu lân thủ công cuối cùng nơi phố Hội - Ảnh 3.

Đầu lân hay thiên cẩu đều được “nghệ nhân” chế tác bằng thủ công, trải qua nhiều công đoạn dày công sức.

Gặp người giữ nghề làm đầu lân thủ công cuối cùng nơi phố Hội - Ảnh 4.

Tại cơ sở sản xuất đầu lân, thiên cẩu duy nhất của TP Hội An, những ngày này trong nhà luôn đông người cùng “ngổn ngang” tre nứa, giấy dán, keo dính..

Gặp người giữ nghề làm đầu lân thủ công cuối cùng nơi phố Hội - Ảnh 5.

Nói về nghề sản xuất đầu lân, thiên cẩu đang làm, anh Nguyễn Hưng (xã Cẩm Hà, TP Hội An) chủ cơ sở cho biết, anh và gia đình đã làm nghề này hơn 30 năm. Lúc nhỏ chỉ vì thích chơi thiên cẩu mà anh đã tự mày mò, học hỏi các tiền bối đi trước để làm ra đầu thiên cẩu, đầu lân. Sau này cả gia đình đều mê thiên cẩu, đầu lân nên cùng nhau tạo nên thương hiệu nổi tiếng khắp cả nước.

Gặp người giữ nghề làm đầu lân thủ công cuối cùng nơi phố Hội - Ảnh 6.

Để làm được một sản phẩm hoàn thiện, giao đến tay khách hàng, “nghệ nhân” phải khéo léo làm qua nhiều công đoạn.

Gặp người giữ nghề làm đầu lân thủ công cuối cùng nơi phố Hội - Ảnh 7.

Mỗi con thiên cẩu, con lân, mặt nạ đều làm hoàn toàn theo phương pháp thủ công nên mỗi sản phẩm đều chứa đựng cái hồn, vẻ đẹp khác nhau, tùy theo tâm trạng và cảm xúc của người làm. Điều quan trọng nhất để hình thành một con lân đẹp là khâu vẽ, sơn màu lên những chi tiết của con lân, mặt nạ. “Thần thái” của con lân nằm ở đôi mắt. Lân mạnh mẽ, lân hung dữ, lân hiền lành… đều thể hiện qua ánh mắt. Còn điểm nhấn của mặt nạ chính là nụ cười rộng rãi, phóng khoáng. Nhờ có năng khiếu vẽ hoa văn, chịu khó học hỏi, tìm tòi thay đổi mẫu mã nên sản phẩm đầu lân truyền thống của cơ sở anh Hưng luôn đắt khách.

Gặp người giữ nghề làm đầu lân thủ công cuối cùng nơi phố Hội - Ảnh 8.

“Năm nay đầu lân nhỏ ít người chuộng, tôi chỉ tập trung vào đầu lân lớn vì được đặt rất nhiều. Loại hàng ‘đắt khách’ nhất năm nay là lân chuẩn quốc tế. Loại này dễ nên hầu như lò nào cũng làm được, khách hàng chuộng loại này vì giá cả phải chăng. Mỗi bộ gồm đầu, đuôi, quần dao động từ 5-7 triệu đồng”, anh Hưng chia sẻ.

Gặp người giữ nghề làm đầu lân thủ công cuối cùng nơi phố Hội - Ảnh 9.

Tuy nhiên, những hội quán có đội lân sư rồng đều tìm đến anh Hưng vì cách anh "thổi hồn" vào những chiếc đầu lân.

Gặp người giữ nghề làm đầu lân thủ công cuối cùng nơi phố Hội - Ảnh 10.

Một số người tới mua đầu lân nhà anh Hưng đều chia sẻ rằng, mỗi chiếc đầu lân được sản xuất ra từ bàn tay người nghệ nhân này đều không giống nhau. Mỗi chiếc đầu lân đều mang một ánh mắt, linh hồn khắc biết được vẽ lên từ bàn tay tài hoa của người nghệ nhân.

Gặp người giữ nghề làm đầu lân thủ công cuối cùng nơi phố Hội - Ảnh 11.

Trung bình mỗi năm, cơ sở anh Hưng sản xuất từ 2.000-3.000 đầu lân các loại và hơn 1.000 mặt ông địa để xuất ra thị trường cả nước. Nhờ sự sáng tạo trong nghề nên những năm gần đây sản phẩm đầu lân Hội An khá đắt hàng.

Gặp người giữ nghề làm đầu lân thủ công cuối cùng nơi phố Hội - Ảnh 12.

Tuy mới vào nghề được một thời gian không lâu nhưng anh Võ Văn Đông (con rể nghệ nhân Nguyễn Hưng) đã thành thạo làm một số công đoạn bồi giấy cho những chiếc đầu lân.

Gặp người giữ nghề làm đầu lân thủ công cuối cùng nơi phố Hội - Ảnh 13.

"Trước đây tôi làm nghề cơ khí, sau này gia đình vợ cần thêm người làm đầu lân nên tôi tạm khác lại công việc để phụ giúp gia đình bên vợ. Lúc đầu học làm khá khó khăn. Công việc bồi giấy cần sự tỉ mỉ và chính xác nên tôi cũng mất thời gian để làm quen." - Anh Đông chia sẻ.

Gặp người giữ nghề làm đầu lân thủ công cuối cùng nơi phố Hội - Ảnh 14.

Sắp tới anh chị em trong gia đình sẽ mở thêm chi nhánh sản xuất để xây dựng thương hiệu của ba mẹ. “Vừa giữ gìn văn hoá, vừa tạo công ăn việc làm cho bà con”, anh Đông nói.

Gặp người giữ nghề làm đầu lân thủ công cuối cùng nơi phố Hội - Ảnh 15.

Con gái của anh Hưng - Huyền My (26 tuổi) cũng là người trong nghề được hơn 15 năm. Chị kể, từ năm 11 tuổi, chị đã được bố hướng dẫn làm lân, đến bây giờ, chị phụ trách việc dán vải, giấy và vẽ lân. “Mỗi con lân từ lúc bắt đầu đến khi hoàn thành trung bình 3 ngày. Việc khó khăn nhất có lẽ là vẽ, đây là giai đoạn cần tập trung cao độ. Phần nữa, mỗi nét vẽ đẹp giúp cho sản phẩm có hồn hơn.

Gặp người giữ nghề làm đầu lân thủ công cuối cùng nơi phố Hội - Ảnh 16.

Trên đầu lân, cùng với những tình tiết quan trọng, nơi cần lưu ý nhất mỗi lúc hoàn thành tác phẩm đó chính là mắt. Hồn túy của mỗi con lân được mọi người hay chú ý đó là đôi mắt, đôi mắt càng đẹp, càng tôn vẽ đẹp của sản phẩm người múa”, chị My bày tỏ.

Gặp người giữ nghề làm đầu lân thủ công cuối cùng nơi phố Hội - Ảnh 17.

Những năm gần đây, nghề làm đầu lân ở phố cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam cũng dần mai một. Đây đó, một số nghệ nhân còn gắn bó với nghề, bởi ngoài thu nhập, với họ đây còn là niềm đam mê, đem lại niềm vui cho trẻ em vào dịp Tết Trung thu và gợi nhớ nhiều kỷ niệm thời thơ ấu cho họ.

Chia sẻ