Đừng vội quát mắng nếu con học kém Toán, bởi rất có thể trẻ đang mắc một hội chứng mà 6% dân số thế giới gặp phải

Thanh Hương,
Chia sẻ

Theo nghiên cứu, có một hội chứng rối loạn phát triển khiến con người gặp khó khăn trong việc ghi nhớ và tính toán.

Chứng khó học toán (Dyscalculia) là một hội chứng kéo dài suốt đời khiến người mắc khó thực hiện những công việc liên quan đến toán học. Chẳng hạn như không thể nhớ và hiểu để thao tác tính toán các con số và sự kiện toán học, cùng một số triệu chứng khác liên quan.

Mặc dù khó khăn toán học xảy ra ở trẻ em chỉ số IQ thấp, Dyscalculia cũng có thể được tìm thấy ở những người bình thường với trí thông minh vượt trội. Ước tính về tỷ lệ mắc Dyscalculia nằm trong phạm vi từ 3% đến 6% dân số.

Theo đó, cứ 5 người thì có 1 người phải chật vật với môn số học cơ bản. Trong khi đó, 1/15 số người trong chúng ta mắc hội chứng khó học toán. Năm 2004, theo báo cáo có 1/4 trẻ em mắc chứng khó học toán có rối loạn tăng động giảm chú ý. Năm 2015, theo minh chứng có tới 11% trẻ em mắc chứng khó học toán cũng gặp rối loạn ADHD. Chứng khó học toán cũng có liên hệ với những phụ nữ mắc hội chứng Turner và những người bị tật nứt đốt sống bẩm sinh.

Về nguyên nhân mắc chứng này, một số nghiên cứu đã chỉ ra nó có liên quan mật thiết đến các yếu tố như: di truyền, khác biệt trong não bộ, điều kiện phát triển và chấn thương não.

Đừng vội quát mắng nếu con học kém Toán, bởi rất có thể trẻ đang mắc một hội chứng mà 6% dân số thế giới gặp phải - Ảnh 2.

Hội chứng khó học toán khiến trẻ gặp nhiều khó khăn trong việc học bộ môn này. (Ảnh minh họa)

Chứng khó học toán có những biểu hiện triệu chứng như nào?

Khi mắc phải hội chứng này, người mắc sẽ có một số biểu hiện cụ thể như sau: - Gặp khó khăn trong việc nhận thức không gian như hướng (đông, tây, nam, bắc), bên trái bên phải và nhận thức thời gian (không biết xem đồng hồ, khó tư duy hồi tưởng về thời gian).

- Không xác định được con số nào lớn hơn và gặp loay hoay với cả những phép tính cơ bản như cộng, trừ, nhân, chia. Không thể tính nhẩm.

-  Khó khăn trong việc đếm đồ vật trong nhóm (ví dụ có bao nhiêu kẹo trong hộp). Hoặc mất rất nhiều thời gian để đếm mà vẫn nhầm lẫn.

- Nhầm lẫn giữa các con số như 8 và 3, 9 và 7, 6 và 9, 5 và 6... gây cản trở quá trình học toán.

- Khó khăn trong việc nhớ tên và khuôn mặt, hay đếm những số lớn hơn 2.

- Khó khăn trong việc đọc ký hiệu nhạc.

- Khó khăn trong việc đếm nhịp khi nhảy.

- Không có khả năng tập trung vào công việc yêu cầu tinh thần tập trung cao độ.

Đừng vội quát mắng nếu con học kém Toán, bởi rất có thể trẻ đang mắc một hội chứng mà 6% dân số thế giới gặp phải - Ảnh 3.

Khi mắc hội chứng này, người mắc sẽ gặp phải một số triệu chứng như khó khăn trong việc ghi nhớ, phân biệt con số,...

Bố mẹ cần làm gì khi con mắc hội chứng khó học toán?

Để biết con có mắc phải hội chứng khó học toán hay không, bố mẹ cần đưa con đi đánh giá, kiểm tra bởi các chuyên gia để có cái nhìn chính xác. Các chuyên gia ở đây là những nhà tâm lý học, nhà tâm lý trẻ em và bác sĩ thần kinh nhi học.

Nếu xác nhận con thật sự mắc hội chứng này, bố mẹ cần bình tĩnh và có giải pháp động viên con. Bố mẹ cần ở bên cạnh, đôn đốc con thực hiện một số biện pháp để cải thiện triệu chứng. Chẳng hạn như giúp con học cách kiểm soát căng thẳng khi học toán bằng việc hít thở thật sâu hay tập ngồi thiền.

Đừng vội quát mắng nếu con học kém Toán, bởi rất có thể trẻ đang mắc một hội chứng mà 6% dân số thế giới gặp phải - Ảnh 4.

Ngoài ra, bố mẹ dạy con học những bài tập dễ trước, rồi mới dần dần nâng cao lên những bài khó. Nếu con đã mắc hội chứng này mà bố mẹ lại yêu cầu làm bài tập khó luôn thì con dễ chán nản và càng mất hứng thứ học. Bên cạnh đó, việc học cần chậm rãi, từng bước một, tránh nhồi nhét cho con quá nhiều kiến thức. Quan trọng nhất, bố mẹ cần tạo cho con môi trường học tập vui vẻ, vừa học vừa chơi và chú trọng yếu tố thư giãn.

Chia sẻ