Dùng băng vệ sinh nhái: Vô sinh, ung thư

Theo VTC,
Chia sẻ

Sử dụng băng vệ sinh không đảm bảo chất lượng có thể dẫn đến viêm nhiễm phụ khoa – một trong ba nguyên nhân hàng đầu dẫn đến vô sinh ở chị em phụ nữ.

Sáng 21/12, Cục quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương), Viện tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam, Tổng cục tiêu chuẩn đo lường đã tổ chức Hội thảo “Sức khỏe phụ nữ, trẻ nhỏ trước thực trạng bỉm/tãgiấy và băng vệ sinh tại Việt Nam”.

Mê cung…băng vệ sinh”

Hiện nay trên thị trường bán rất nhiều loại bỉm và băng vệ sinh khác nhau. Bên cạnh các nhãn hiệu như: Huggies, Bobby, Pampers, Kotex, Diana, Laurier,…còn xuất hiện rất nhiều các sản phẩm không tên tuổi khác.

Theo bà Ngô Thị Ngọc Hà, Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam, trên thị trường xuất hiện rất nhiều các sản phẩm bỉm và băng vệ sinh không nguồn gốc xuất xứ, không đạt chất lượng và nhái các nhãn hiệu lớn.

Cụ thể, có thể kể ra hàng loạt các loại băng vệ sinh với nhưng tên tuổi lạ lẫm với người tiêu dùng được bày bán tại nhiều cửa hàng bán lẻ. Đặ biệt, tất cả đều có logo giống với một nhãn hiệu nổi tiếng.

Ví dụ như, một loại băng vệ sinh nhái nhãn hiệu Kotex, nhìn thoáng qua, thì thiết kế khá giống với nhan hiệu thật, cùng có màu xanh, hình cô gái, cùng kiểu chữ viết, nhưng nhìn kỹ thì có màu xanh đậm hơn, một số ô thông tin được dùng màu đỏ để đánh dấu thay vì màu xanh lá cây của nhãn hiệu thật.

Đặc biệt, khi đặt cạnh một gói băng vệ sinh Kotex thật thì thấy có màu xanh nước biển đậm hơn, hình cô gái lớn và thô hơn. Tuy nhiên, nếu chỉ quan sát bằng mắt thường thì rất khó để nhận ra sự khác biệt này.

Tương tự, chị Nguyễn Thị Nga (Kim Giang, Hà Nội) cũng cho biết: “Tôi mua sản phẩm băng vệ sinh tại một tiệm tạp hóa lớn nhưng vẫn bị mua phải hàng giả”.

Dùng băng vệ sinh nhái: Vô sinh, ung thư   1
Một bao bì băng vệ sinh Kotex style dỏm (bên trái) bên cạnh một bao bì thật

Chị Nga mua 1 gói băng vệ sinh nhãn hiệu Diana, bên ngoài vỏ giống hệt như nhãn hiệu Diana hàng thật, nhưng khi bóc ra sử dụng thì chị Nga mới biết là chỉ có vỏ thật, còn ruột là hàng…giả. Màu sắc của các miếng băng vệ sinh thay vì màu hồng truyền thống của Diana thì lại có màu xanh.

Theo bà Ngô Thị Ngọc Hà, thị trường băng vệ sinh hiện nay khiến người tiêu dùng như lạc vào ma trận mà không biết lựa chọn sản phẩm nào là tốt cho mình.

Có thể kể ra hàng loạt các loại băng vệ sinh với những cái tên lạ lẫm như: Lan Tim siêu thấm, Anty, Anly,…

“Nếu không thận trọng, người tiêu dùng mua các sản phẩm không đảm bảo chất lượng sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe con người”, bà Hà nhấn mạnh.

Gây vô sinh, ung thư cổ tử cung

Tại hội thảo, Bác sỹ Ngô Anh Vinh, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, việc sử dụng các loại băng vệ sinh không an toàn thường gây ra các bệnh phụ khoa ở phụ nữ như viêm nhiễm phụ khoa. Đây là một trong ba nguyên nhân hàng đầu dẫn đến vô sinh ở chị em.

Đối với trẻ nhỏ, tuyệt đối không sử dụng các loại bỉm/tã giấy không rõ nguồn gốc vì da trẻ mỏng, nhạy cảm rất dễ bị nhiễm bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe và tương lai của trẻ.

Dùng băng vệ sinh nhái: Vô sinh, ung thư   2
Rất nhiều các loại bỉm không nguồn gốc xuất xứ

Còn theo bác sỹ Bùi Thị Chút, Bệnh viện Nhi Trung ương, sử dụng băng vệ sinh kém chất lượng có thể bị viêm nhiễm phần phụ, tắc vòi trứng, viêm nội mạc tử cung và lâu dần có thể dẫn tới vô sinh. Ngoài ra có thể bị ung thư cổ tử cung.

Mặc dù vậy, nhưng việc quản lý băng vệ sinh hiện nay vẫn rất bất cập. Theo ông Nguyễn Minh Bằng, Vụ trưởng Vụ Tiêu chuẩn (Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng) hiện chưa có quy chuẩn quốc gia về bỉm, tã giấy và băng vệ sinh.

Dùng băng vệ sinh nhái: Vô sinh, ung thư   3
Tràn lan các nhãn hiệu băng vệ sinh khác nhau

Tuy nhiên, cho đến nay, hệ thống phân phối chính hãng mới chỉ dừng lại ở những vùng đông dân cư. Tại vùng sâu, vùng xa, hàng chính hãng hầu như chưa vươn đến.

Quan sát các sản phẩm bỉm, nếu để ý kĩ, mọi người có thể nhận ra một điều là trên các bao bì của bất kì sản phẩm bỉm, tã giấy nào đều không ghi thành phần, không có logo quy định tiêu chuẩn chất lượng của Việt Nam mà chỉ có những logo tiêu chuẩn chất lượng của nước ngoài hay của cơ sở sản xuất.

Hiện nay, khi cơ quan chức năng đi kiểm tra cũng chỉ kiểm tra theo NĐ 89/2006/NĐ-CP, theo đó nhãn mác các sản phẩm này phải ghi tên hàng hóa, tên địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm. Bao bì cũng phải ghi rõ xuất xứ hàng hóa, các thông tin cảnh báo về vệ sinh, an toàn, định lượng, thời hạn sử dụng....

Dùng băng vệ sinh nhái: Vô sinh, ung thư   4
Một nhãn hiệu băng vệ sinh rất lạ lẫm

Tuy nhiên sản phẩm này cũng rất khó quản lí bởi hiện trên thị trường có hàng trăm nhãn hàng bỉm, có hàng sản xuất trong nước, hàng nhập khẩu... Không có tiêu chuẩn để làm căn cứ nên các cơ quan chức năng không thể kiểm soát được hết. Việc kiểm tra, xử phạt những mặt hàng này chỉ dựa vào những quy chuẩn kĩ thuật tương ứng liên quan.

Chính vì vậy, tại hội thảo, các chuyên gia cho rằng, người tiêu dùng nên lựa chọn kỹ càng các sản phẩm bỉm/tã giấy và băng vệ sinh, phải biết rõ nguồn gốc xuất xứ và tốt nhất nên lựa chọn các sản phẩm có thương hiệu, uy tín và độ tin cậy cao.

Bài, ảnh: Ngọc Vy



Rước họa vì không thay băng vệ sinh thường xuyên
Dùng băng vệ sinh nhái: Vô sinh, ung thư   5
Chia sẻ