Đọc tin nhắn của con, người mẹ thấy bất an liền báo cảnh sát và 1 tiếng sau phát hiện con treo cổ tự tử
Khi được tìm thấy, cơ thể Jack đã mất oxy trong một khoảng thời gian dài. Vì thế, đến hết phần đời còn lại, Jack sẽ phải sống cuộc sống thực vật.
Cách đây 5 năm, cậu bé Jack Barnes (13 tuổi) nhận được chẩn đoán mắc phải hội chứng rối loạn nhân cách ranh giới. Sau vài năm điều trị tích cực, Jack đã có thể trở lại trường học. Vừa vui mừng vì con trai phần nào hồi phục và sống khá tốt trong 18 tháng, chị Helen Barnes - mẹ Jack - bỗng cảm thấy lo lắng khi nhận được tin nhắn của con: “Con ra ngoài chốc lát. Đừng lo lắng. Hôn mẹ”. Tiếng cửa trước mở rồi đóng vào lúc 9 giờ 30 phút tối ngày 3/4/2017 càng khiến chị cảm thấy lo sợ hơn.
Ngay khi Jack (lúc này đã 18 tuổi) một mình rời khỏi nhà, chị Helen lập tức báo cảnh sát Dyfed Powys và sau đó, vào lúc 10 giờ 30 phút tối, Jack đã được tìm thấy trong rừng ở tư thế treo cổ.
Jack trước khi có quyết định treo cổ. (Ảnh: dailymail)
Chị Helen (sống tại Pembrokeshire, Wales) kể lại toàn bộ sự việc: “Ngay khi nhận tin nhắn từ con, tôi biết có điều gì đó không ổn. Con không bao giờ ra khỏi nhà như thế hay đưa nụ hôn vào trong tin nhắn cả. Tôi không muốn phản ứng quá mức bởi thời gian qua con đã khá hơn. Vì thế tôi gọi đường dây không khẩn cấp của cảnh sát. Biết được vấn đề sức khỏe tinh thần của con, cảnh sát đã xem đây là trường hợp khẩn cấp. Cuối cùng, họ tìm thấy con trong rừng. Cảnh sát cắt dây, đưa con xuống và tiến hành hô hấp nhân tạo. Tôi không biết cảm ơn cô ấy thế nào cho đủ. Cô ấy đã cứu mạng con tôi”.
Khi được tìm thấy, cơ thể Jack đã mất oxy trong một khoảng thời gian dài. Vì thế, đến hết phần đời còn lại, Jack sẽ phải sống cuộc sống thực vật. Chị Helen phát biểu: “Không người mẹ nào muốn thấy con mình trong phòng chăm sóc đặc biệt, xung quanh đầy máy móc. Thật sự rất đau lòng. Và sau nỗi đau đó, tôi phải chấp nhận sự thật là con trai tôi muốn chết, chúng tôi phải cầu nguyện mỗi ngày bên cạnh giường của con. Chúng tôi biết con sẽ sống nhưng chẳng ý nghĩa gì cả. Rất đau khổ. Con sẽ không bao giờ ăn như bình thường nữa, không nói, không bao giờ có bạn gái, kết hôn, có con hay bất kì sự độc lập nào khác. Là một người mẹ trải qua điều này thật khủng khiếp, mỗi ngày là một cuộc chiến đấu. Gia đình tôi luôn có câu nói này: “Những cái ôm của mẹ sẽ chữa lành tất cả”. Nhưng giờ thì nó không thể cho dù tôi cố gắng thế nào đi nữa”.
Jack cùng mẹ trong bệnh viện. (Ảnh: dailymail)
Sau khi cố gắng tự tử, Jack đã được chăm sóc đặc biệt tại bệnh viện Withbybush, Haverfordwest, Pembrokeshire. Đến ngày 1/6, Jack đã đươc chuyển đến khoa phục hồi chức năng thần kinh tại bệnh viện Neath Port Talbot, Wales. Tại đây, Jack đã nhận được sự hỗ trợ và chăm sóc mỗi ngày với các bài tập vật lý trị liệu và các buổi trị liệu giọng nói. Jack cũng phải phẫu thuật miệng bởi em đã mất khả năng kiểm soát hàm và thường cắn vào môi mình. Dù giờ đây Jack không thể nào giao tiếp bằng giọng nói được nữa, các bác sĩ vẫn hy vọng một ngày nào đó, em có thể điều khiển được thiết bị giao tiếp và xe lăn điện tử.
Thậm chí, nhà của chị Barnes cũng phải được chuyển đổi để thích hợp với cuộc sống của Jack. Tuy nhiên, vì chi phí khá tốn kém nên hiện tại, chị đang kêu gọi mọi người quyên góp để chị có thể mua những thiết bị hỗ trợ đặc biệt cho con trai.
(Ảnh: dailymail)
Jack giờ đây phải sống cuộc sống thực vật. (Ảnh: dailymail)
Jack cùng gia đình mình. (Ảnh: dailymail)
Hiện tại, Jack hồi phục khá chậm. Hiện tại, em chỉ mới có thể cử động tay từ nơi đặt tay trên ghế đến vạt áo và nháy mắt 1 lần (không) hoặc 2 lần (có). Chị Barnes tiết lộ rằng giờ đây, khi chị hỏi Jack có còn muốn sống hay không, em sẽ nháy mắt 2 lần - điều mà chị lo ngại sẽ không bao giờ thay đổi được. Chị giải thích: “Rất nhiều chuyện đã xảy ra. Jack trải qua 2 tuần thở bằng máy, phẫu thuật thông khí quản, chiến đấu vì nhiễm trùng máu, bị động kinh. Lý do duy nhất con sống sót là bởi con còn trẻ, trái tim con còn khỏe nhưng con vẫn còn rất nhiều thứ phải vượt qua. Thật kinh khủng khi nhìn thấy con như thế này. Con không cần phải có thể nói chuyện với tôi nữa, vì như thế tôi sẽ thấy con đau đớn. Tôi chỉ sợ hãi khi ý nghĩ muốn chết trong con sẽ không bao giờ thay đổi được”.
Tuy nhiên, với chị Helen cùng các em của Jack, điều họ không bao giờ hiểu được chính là động cơ khiến Jack treo cổ tự tử. Chị nói: “Sự bùng phát của Jack thật đáng sợ. Tôi nhớ lần đầu tiên nhận được điện thoại từ nhà trường nói rằng con đấm vào tường, tôi nghĩ đó không phải Jack của tôi. Phản ứng đó không giống với con. Con rất đáng yêu. Thế nhưng trong khi em sinh đôi của Jack rất thích giao tiếp xã hội thì Jack lại ngược lại. Con chỉ có một nhóm bạn nhỏ nhưng con lại thích nhốt mình trong phòng để chơi Xbox hơn là ra ngoài. Một khi con thất vọng, con sẽ để rác ngập phòng, tự cắt vào cơ thể mình, vung nắm đấm vào tường, cửa sổ. Khi con 18 tuổi, chúng tôi nghĩ con đã khá hơn và con đã tự giải quyết được vấn đề. Chúng tôi không bao giờ biết lí do Jack làm như thế. Nó ảnh hưởng đến tất cả chúng tôi. Thật kinh khủng nhưng chẳng thể quay lại được.
Jack từng có khoảng thời gian bình phục. (Ảnh: dailymail)
(Ảnh: dailymail)
Tôi chỉ hy vọng bằng cách chia sẻ câu chuyện của con, tôi có thể khuyến khích mọi người nói nhiều hơn về sức khỏe tinh thần của chính mình và ngăn chặn những đứa trẻ khác có thể hành động như Jack đã từng”.
(Nguồn: dailymail)