Dậy thì sớm ở trẻ tăng 35 lần so với 10 năm trước, làm gì để phòng ngừa cho con?

Minh Anh,
Chia sẻ

Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), trẻ dậy thì sớm hiện nay đã tăng 35 lần so với 10 năm trước, vì vậy cha mẹ cần phải có biện pháp để giúp con trẻ phòng ngừa.

Các báo cáo gần đây tại Mỹ, Trung Quốc và Hàn Quốc cho thấy tỷ lệ dậy thì sớm ở trẻ đang tăng lên rõ rệt. Ở Hàn Quốc, tỷ lệ bé gái có kinh nguyệt trước 12 tuổi là 21,4% (năm 2001) nhưng đã tăng lên 34,6% (năm 2010/2011). Ở Việt Nam, tình trạng dậy thì sớm cũng đang có xu hướng tăng lên.

Dậy thì sớm thông thường diễn ra với bé gái trước 8 tuổi và bé trai trước 9 tuổi. Biểu hiện thường thấy ở bé gái có vú to lên, mọc lông vùng kín, tiết dịch âm đạo, nổi mụn, có dấu hiệu có kinh nguyệt. Biểu hiện của bé trai thì vỡ giọng, tinh hoàn to lên, mọc lông nách, vùng kín, có dấu hiệu xuất tinh.

Dậy thì sớm ở trẻ tăng 35 lần so với 10 năm trước, làm gì để phòng ngừa cho con? - Ảnh 1.

Dậy thì sớm có đáng lo không?

Dậy thì sớm có thể lấy đi 12cm chiều cao của bé gái và 20 cm chiều cao của bé trai so với bạn cùng lứa khi trưởng thành, ảnh hưởng đến kết quả học tập và tâm lý tự ti, xấu hổ vì khác biệt so với bạn bè.

Nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ có nguy cơ quan hệ tình dục sớm và bị lạm dụng tình dục do dậy thì sớm. Quan hệ sớm cũng khiến dễ mắc phải các bệnh lây truyền qua đường tình dục, mang thai sớm, nạo, phá thai.

Thậm chí dậy thì sớm có liên quan đến các bệnh tiểu đường, béo phì, tim mạch và bệnh ung thư vú, ung thư cổ tử cung, buồng trứng đa nang ở các bé gái …

Thừa cân béo phì ở trẻ có mối liên quan rất cao đến dậy thì sớm

Ngoài các yếu tố như đột biến gen, môi trường và các chất gây rối loạn nội tiết, béo phì có mối liên quan rất cao với dậy thì sớm. Bác sĩ Wenyan Li (Đại học Y Trùng Khánh, Trung Quốc) đã làm 11 nghiên cứu với 4841 trẻ có biểu hiện dậy thì sớm và đưa ra kết luận: nhóm trẻ béo phì có nhiều trẻ dậy thì sớm hơn so với nhóm cân nặng bình thường.

Điều đáng nói là nhiều cha mẹ Châu Á không chỉ riêng VN, thường thích trẻ bụ bẫm. Tuy nhiên, việc "cố vỗ béo" lúc nhỏ có thể vô tình đẩy trẻ đi lệch chiều hướng tăng trưởng tự nhiên khỏe mạnh của trẻ. Một báo cáo gần đây của Viện Hàn Lâm Nhi Khoa Mỹ đã nhấn mạnh: cân nặng quá lớn trước 10 tuổi có liên quan đến việc trẻ dậy thì sớm, đặc biệt với bé gái.

Làm sao để tránh cho bé không bị dậy thì sớm?

TS. Villamor, ĐH Michigan, Mỹ nhấn mạnh yếu tố dinh dưỡng ảnh hưởng lớn đến việc dậy thì đúng thời điểm. Dưới đây là những điều cha mẹ nên làm để tránh cho trẻ bị dậy thì sớm cũng như giúp bé tăng trưởng chiều cao tối ưu.

Trước hết, cha mẹ cần tăng vận động, vui chơi, tăng thời gian ngủ cho bé.

Hạn chế cho bé ăn thức ăn nhanh, tiếp xúc với khói thuốc lá, dùng nước ngọt có ga hoặc không có ga. Thành phần đường rất cao trong các loại này sẽ ảnh hưởng đến chuyển hóa năng lượng trong cơ thể các bé. Thực tế, tiêu thụ lượng đường và chất béo xấu đều có liên quan gián tiếp đến thừa cân béo phì của trẻ trước 10 tuổi.

Dậy thì sớm ở trẻ tăng 35 lần so với 10 năm trước, làm gì để phòng ngừa cho con? - Ảnh 2.

Nguyên tắc 3 tăng ba giảm để phòng tình trạng dậy thì sớm ở trẻ: Ưu tiên bổ sung chất béo tốt dạng không bão hòa chuỗi dài như Omega thực vật trong chế độ hàng ngày của trẻ. Omega thực vật không chỉ quan trọng cho sự hình thành cấu trúc não bộ mà theo 1 báo cáo được thực hiện trên các nước đang phát triển của nhóm các nhà khoa học tại Mỹ và Hà Lan, đứng đầu là TS. Huffman ĐH California Davis: các chất béo tốt như Omega-3 và Omega-6 có vai trò quan trọng trong việc cải thiện chất lượng dinh dưỡng và giúp cân bằng năng lượng ở trẻ. Do đó, trẻ thường giữ tăng trưởng ổn định về cân nặng và tránh được các nguy cơ dậy thì sớm do béo phì.

Điều đáng nói, chất béo Omega-3 cơ thể không tự tổng hợp được, mà cần bổ sung từ bên ngoài. Điểm đặc biệt, Omega thực vật không có vị tanh, dễ uống và có chứa thành phần vitamin E tự nhiên, giúp bảo quản Omega bền vững, không bị biến chất. Nếu tỷ lệ omega-6/omega-3 đáp ứng tỷ lệ 4:1 sẽ là tỷ lệ lý tưởng để tối ưu hấp thu Omega vào não bộ theo nghiên cứu của TS. Yehuda, ĐH Bar Ilan, Israel.

Cha mẹ nên phân bổ xen kẽ nguồn đạm trong bữa ăn hàng ngày và trong tuần. Ví dụ mỗi tuần, trẻ có thể cần 2-3 ngày xen kẽ thịt gà, thịt bò, heo, 2 ngày cá và trứng, 2 ngày khác trẻ có thể lấy đạm từ những nguồn khác như các loại đậu, đậu hũ hoặc hải sản…

Trẻ từ 5 tuổi khuyến khích nên tham gia 1 số môn thể thao 2-3 ngày/tuần như bơi lội, học võ, nhảy múa…

Ngoài dinh dưỡng, các hóa chất tồn dư trong các vật dụng hằng ngày cũng gián tiếp làm quá trình dậy thì của trẻ sớm hơn. Do đó, cha mẹ nên chọn các sản phẩm nhựa uy tín và có chỉ số nhựa an toàn là hình tam giác có chỉ số là 2, 4, 5 dưới đáy chai. Các số còn lại 1,3, 6, 7 nên tránh với các bé. Nếu không có kí hiệu nhựa là không có nguồn gốc rõ ràng, không nên dùng. Bên cạnh đó, các loại này không nên chứa BPA và Phthalate.

Chia sẻ