Đây là vật dụng được chứng minh bẩn hơn cả bồn cầu, các bà nội trợ cần vệ sinh đúng cách kẻo "rước bệnh" cho gia đình lúc nào không hay

Minh Võ,
Chia sẻ

Vốn là thứ chuyên dùng để vệ sinh chén bát nhưng nó lại ẩn chứa hàng triệu vi khuẩn mang mầm bệnh. Nếu không vệ sinh đúng cách thì chúng sẽ là thứ gây bệnh bậc nhất trong nhà.

Vật dụng được nhắc đến ở đây chính là miếng rửa chén – một thứ nhà nào cũng dùng hàng ngày để vệ sinh bát đĩa sạch sẽ. Hầu như ai cũng sử dụng khá lâu, khoảng 1 tháng mới thay hoặc đến khi nào cũ quá thì thôi. Thế nhưng theo các chuyên gia, đây là vật bẩn bậc nhất trong bếp và tiềm tàng nhiều mối nguy hại cho sức khỏe.

Miếng rửa chén bẩn gấp 200.000 lần bồn cầu

Theo một nghiên cứu của Charles Gerba – nhà vi sinh vật học tại Đại học Arizona (Mỹ) cho thấy, nhà bếp chính là một trong những nơi mà vi khuẩn tụ tập nhiều nhất, kéo theo miếng rửa chén cũng bẩn không kém. Ông đã làm nhiều thí nghiệm và thu được những kết luận khiến ai nấy đều "hãi hùng".

Dựa trên kết quả phân tích vi khuẩn của Charles, trung bình sẽ có khoảng 10 triệu vi khuẩn/2.54cm2 trong mỗi miếng rửa chén nhưng bồn cầu chỉ tầm 50 vi khuẩn/2.54cm2 mà thôi. Chưa kể chúng còn phát triển và phân chia mỗi 20 phút, làm miếng rửa chén bẩn gấp 200.000 bồn cầu và gấp 20.000 lần khăn lau bếp.

Đây là vật “bẩn tựa bồn cầu” nhưng chị em ngày nào cũng dùng làm bếp mà không ai hay: Cần khẩn trương ném bỏ ngay nếu lâu rồi chưa vệ sinh - Ảnh 1.

Miếng rửa chén tuy nhìn vô hại nhưng chúng lại chứa lượng vi khuẩn gấp 200.000 bồn cầu.

Ngoài ra, một khám phá vào năm 2017 còn cho thấy, miếng rửa chén chứa nhiều loại vi khuẩn gây bệnh khác nhau như coliform, E.coli, Staphylococcus aureus và Campylobacter… làm cơ thể tiêu chảy, đau bụng hay nôn mửa cấp. Đáng sợ hơn, các chuyên gia Nhật Bản còn khẳng định độ bẩn của miếng rửa chỉ đứng sau cống thoát nước trong nhà mà thôi.

"Rửa chén vốn là công đoạn làm sạch bát đĩa nhưng nếu miếng bọt biển quá bẩn, chúng sẽ lây nhiễm chéo vi khuẩn cho nhau và gây bệnh nếu bạn ăn phải" - Janilyn Hutchings, chuyên gia về an toàn thực phẩm kiêm nhà khoa học thực phẩm của StateFoodSafety, chia sẻ.

Vệ sinh miếng rửa chén thế nào mới đúng cách?

Vậy nên nếu không muốn "rước bệnh" về cho cả nhà, chị em tuyệt đối phải thay mới và vệ sinh miếng rửa chén thường xuyên. Theo Phòng thí nghiệm An toàn và Công nghệ Thực phẩm ARS của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), đây là 2 phương pháp có tác dụng khử trùng miếng bọt biển rửa bát và giúp nó an toàn cho lần sử dụng sau:

- Vệ sinh bằng máy rửa bát

Nếu nhà bạn có máy rửa bát thì đừng chần chờ gì nữa, hãy bỏ ngay miếng rửa vào bên trong để vệ sinh. Tiến sĩ Jennifer Quinlan tại Khoa Khoa học Dinh dưỡng của Đại học Drexel (Mỹ) cho biết, tính năng diệt khuẩn của máy rửa bát sẽ giúp loại bỏ hoàn toàn chất bẩn cho miếng bọt biển khá tốt mà không phải tốn sức.

Đây là vật “bẩn tựa bồn cầu” nhưng chị em ngày nào cũng dùng làm bếp mà không ai hay: Cần khẩn trương ném bỏ ngay nếu lâu rồi chưa vệ sinh - Ảnh 2.

Bạn cần phải rửa sạch và vắt khô miếng bọt biển sau mỗi lần sử dụng để ngăn không cho vi khuẩn lây lan.

- Quay trong lò vi sóng

Sau khi rửa bát xong, hãy vắt thật khô và đem vào quay trong lò vi sóng khoảng 1 5 phút. Dưới nhiệt độ cao, các tạp chất lẫn vi khuẩn sẽ dần bị tiêu diệt và giúp chén đĩa không bị nhiễm khuẩn cho lần sử dụng sau. Tuyệt đối không thực hiện khi miếng bọt đang khô vì rất dễ gây cháy.

USDA khẳng định rằng, 2 cách trên có hiệu quả đến 99% trong việc diệt khuẩn cho miếng rửa chén. Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý không vệ sinh miếng mút rửa bằng cách ngâm nước nóng hay ngâm thuốc tẩy, bởi chúng vừa không đủ sức loại bỏ vi khuẩn mà còn khiến các chất hóa học đi vào cơ thể nhanh hơn.

Dùng miếng rửa chén bao lâu thì nên thay mới?

Janilyn cho biết, thời hạn tốt nhất để miếng rửa chén hoạt động "hết công suất" là khoảng 2 tuần. Chỉ cần thay mới 2 tuần/lần, bạn sẽ ngăn chặn vi khuẩn lây lan và phát triển trong nhà bếp. Tuy nhiên, bạn cũng nên vứt ngay lập tức nếu nó có mùi hôi khó chịu cho dù đã làm sạch rất nhiều lần.

Đây là vật “bẩn tựa bồn cầu” nhưng chị em ngày nào cũng dùng làm bếp mà không ai hay: Cần khẩn trương ném bỏ ngay nếu lâu rồi chưa vệ sinh - Ảnh 3.

Bên cạnh đó, chị em hãy lưu ý thêm một số vấn đề khi dùng miếng rửa chén để bảo vệ cho sức khỏe cả nhà:

- Không dùng miếng rửa chén chung với miếng rửa dao, thớt, thịt, cá… vì dễ khiến vi khuẩn lây lan mạnh hơn.

- Rửa thật sạch các chất bẩn bám trên miếng rửa và vắt thật khô sau khi sử dụng.

- Không dùng miếng rửa chén để làm những việc khác, chẳng hạn như lau bếp hay lau bồn rửa…

- Nên mua sẵn một lốc miếng rửa chén và thay mới liên tục, tránh tình trạng chờ tới khi mục nát rồi mới đi mua.

- Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ miếng rửa chén và diệt khuẩn bằng 2 phương pháp trên.

Theo Insider, BBC

Chia sẻ