Đây là 6 nhóm khách hàng tiềm năng đang ngày ngày chi tiền mua đồ second-hand mà người đang có ý định kinh doanh đồ cũ cần nắm

KT,
Chia sẻ

Là người có nhiều năm kinh nghiệm chị Thư Vũ đã bật mí 6 nhóm khách hàng đang hàng ngày chi tiền mua đồ second-hand. Và nếu bạn đang muốn bước chân vào kinh doanh ngành nghề này chắc chắn không nên bỏ qua.

Trong thời điểm hiện tại, hình thức kinh doanh đồ second-hand đang được rất nhiều người ưa chuộng vì nhu cầu tăng cao của nhiều người tiêu dùng Việt.

Tuy nhiên, thực tế vẫn chứng mình rằng, nhiều người bước vào kinh doanh đồ second-hand nhưng chưa thực sự hiểu rõ và ý thức được nhóm khách hàng mà mình muốn hướng đến. Chính vì thế mức độ rủi ro khi kinh doanh sẽ tăng lên.

Theo chị Thư Vũ, fouder của thương hiệu ký gửi cao cấp nổi tiếng ở Sài Gòn chia sẻ trong group dành cho những người Mê đồ si đa thì: "Nhiều người mở cửa hàng và kinh doanh đồ second-hand đều bắt đầu bằng việc xác định phong cách mà bạn muốn theo đuổi.

Tuy nhiên, với mình thì lại luôn bắt đầu bằng việc xác định đối tượng khách hàng, vì cuối cùng người nuôi doanh nghiệp của bạn là khách hàng và bạn phải hiểu họ muốn gì. Mỗi đối tượng khách hàng để tiếp cận họ đều đòi hỏi những cách thức khác nhau. Không phải đối tượng nào tới với đồ second-hand cũng là vì họ muốn tiết kiệm hoặc không có đủ tiền để mua đồ mới".

Đây là 6 nhóm khách hàng đang ngày ngày chi tiền cho đồ second-hand từ chia sẻ của fouder thương hiệu ký gửi cao cấp nổi tiếng ở Sài Gòn - Ảnh 2.

Chính vì vậy, để tránh sai lầm ngay từ bước đầu là xác định thứ mình cần bán bạn có thể tham khảo 6 kiểu khách hàng sẽ chi tiêu cho đồ second-hand dựa trên tâm lý và động cơ để xác định sản phẩm mình sẽ bán và hướng đến phát triển trong tương lai được chính xác nhất.

Nhóm 1: Nhóm người thích thử đồ Second-hand

Đặc điểm:

Họ là những người đã có ý thức và quan tâm tới vấn đề bền vững, nhóm này thường có mật độ mua sắm thấp nhưng mỗi lần mua đều chi đậm bởi vì khách hàng thuộc nhóm này rất chú trọng vào giá trị và chất lượng của món đồ mà mình mua chứ không phải số lượng, và họ không xem mua sắm là một hình thức để giải trí hay giải toả.

Họ mua kỹ và sẵn sàng chi nhiều cho một món đồ giá trị. Thỉnh thoảng nhóm này sẽ bán những món đồ mình đang có để mua thêm món đồ mới theo nguyên tắc “one in one out” để trở nên bền vững hơn trong chi tiêu thời trang.

Nhu cầu:

Họ muốn chi tiền nhiều hơn cho trải nghiệm trong mỗi lần mua hàng, và vì luôn chi cho các món đồ giá trị nên họ sẽ cần dịch vụ kiểm chứng hàng thật-giả chính hãng uy tín.

Nhóm 2: Nhóm người chọn lối sống bền vững

Đặc điểm:

"Mình gọi vui nhóm khách hàng này là nhóm khách hàng chánh niệm. Họ rất ít mua cũng rất ít bán quần áo của họ. Họ hạn chế mua sắm, tiêu dùng không cần thiết tới tối đa. Tuy nhiên, những khách hàng thuộc nhóm này lại tương tác với khá nhiều nền tảng bán hàng second-hand", chị Thư Vũ cho biết.

Nhu cầu:

Các sản phẩm, dịch vụ bền vững và trải nghiệm mua sắm.

Đây là 6 nhóm khách hàng đang ngày ngày chi tiền cho đồ second-hand từ chia sẻ của fouder thương hiệu ký gửi cao cấp nổi tiếng ở Sài Gòn - Ảnh 3.

Nhóm 3: Nhóm người thích tìm kiếm sự độc đáo

Đặc điểm:

Nhóm này thường mua nhiều hơn bán. Khách hàng thuộc nhóm này rất chăm tương tác trên các mặt trận nền tảng mua đi bán lại (theo dõi và “like” rất nhiều thứ), và động cơ mua hàng chính thường là để tìm những món độc lạ.

Nhu cầu:

Tính độc, lạ, hiếm có khó tìm của sản phẩm.

Nhóm 4: Nhóm người mua hàng theo sở thích

Đặc điểm:

"Mình gọi nhóm này là nhóm khách hàng thiên thần bởi vì họ mua đồ second-hand rất nhiều. Nhóm này vừa tương tác (follow, like) vừa có sức mua rất lớn trên các nền tảng mua đi-bán lại. Thường mua nhiều hơn bán. Và động cơ bán đồ là để mua thêm nhiều đồ hơn, phần lớn là đồ second-hand".

Nhu cầu:

Quy trình mua hàng dễ dàng, tiện lợi và ship 24/7 tại đây là nhóm mua "không cần lý trí", có nhiều thương hiệu để lựa chọn.

Nhóm 5: Nhóm người theo lối sống tối giản

Đặc điểm:

Rất chăm chỉ trên các nền tảng mạng xã hội (follow, like, share đủ thứ), vừa mua vừa bán đồ, thường bán để mua thêm đồ (cả đồ mới và đồ second hand)

Nhu cầu:

Tiếp cận những xu hướng mới nhất để đi theo, tương tác trên các nền tảng xã hội.

Đây là 6 nhóm khách hàng đang ngày ngày chi tiền cho đồ second-hand từ chia sẻ của fouder thương hiệu ký gửi cao cấp nổi tiếng ở Sài Gòn - Ảnh 4.

Nhóm 6: Nhóm người kinh doanh nghiệp dư

Đặc điểm:

Rất ít mua đồ second hand nhưng lại bán rất thường xuyên trên một số nền tảng mua bán.

Nhu cầu:

Quy trình bán hàng thuận tiện.

Cách xác định mục tiêu bán hàng

Phía trên là sáu nhóm chính trên các nền tảng mua-bán đồ second hand. Bạn nên xác định nhóm mình muốn phục vụ để tập trung xây dựng sản phẩm hoặc thương hiệu phục vụ đúng nhu cầu của nhóm khách hàng đối tượng của mình.

Và dựa trên đặc điểm của từng nhóm để bạn có thể xây dựng thông điệp và chiến dịch phù hợp để thương hiệu có thể lan tỏa đến với đúng người, sau đó mới là chuyện mua quảng cáo. Vì quảng cáo chỉ hiệu quả và lâu bền nếu như quảng cáo có thông điệp phù hợp, mà thông điệp thì không thể xây dựng chỉ dựa trên lời nói mà còn dựa trên nhu cầu xuất phát từ tâm lý và động cơ của khán giả đối tượng.

Đồng thời bạn cũng cần lưu ý:

Nhóm khách thiên thần (người mua theo sở thích) có lẽ là nhóm khách dễ tiếp cận nhất vì họ đã có sẵn nhu cầu và chủ động tìm kiếm các đơn vị bán hàng khác nhau. Nhưng điều đó cũng đồng nghĩa là họ là nhóm khách được nhắm đến nhiều nhất.

Khi đó tính cạnh tranh sẽ tăng lên giữa những “người bán”, và cơ hội lại rộng đường cho những người bán chú ý tập trung vào nhu cầu của các nhóm khách còn lại. Bên cạnh đó, các nhóm khách hàng này có xu hướng thay đổi và trở thành nhóm khác khi nhu cầu hiện tại của họ đã được đáp ứng.

Ảnh: NVCC

Chia sẻ