Da vàng không phải do mỗi xơ gan, 6 vấn đề nghiêm trọng khác cũng đang “bào mòn” cơ thể nhưng ít ai để ý, đặc biệt cái số 3
Mỗi ngày bạn nên soi gương và quan sát những thay đổi trên cơ thể, nếu nhận thấy da có màu vàng bất thường, cần khẩn trương đến bệnh viện khám.
Màu da có thể phản ánh rất nhiều vấn đề của các cơ quan bên trong cơ thể. Thông thường, người khỏe mạnh da dẻ sẽ hồng hào, nhưng nếu nhận thấy da có màu vàng, có thể là do một cơ quan nào đó đang bị tổn thương. Ngoài ra, màu da còn thể hiện sự thiếu hụt của protein, vitamin và các nguyên tố vi lượng, nếu không được bổ sung kịp thời sẽ khiến da mất đi vẻ căng bóng.
Nếu nhận thấy da có màu vàng, bạn hãy nghĩ ngay đến 6 vấn đề này đã xuất hiện:
1. Gan và túi mật có vấn đề
Nếu nước da chuyển sang màu vàng, xỉn màu, kèm theo sụt cân rõ rệt hoặc có bọng mắt, đó có thể là dấu hiệu khi chức năng gan và túi mật có vấn đề. Sỏi mật, viêm túi mật cấp tính, viêm gan vàng da cấp tính, xơ gan, ung thư gan và các bệnh khác thường phát "báo động vàng" qua khuôn mặt.
2. Rối loạn chuyển hóa
Tình trạng này thường gặp ở những người thường xuyên bị táo bón. Do một số thói quen sinh hoạt không tốt và một số nguyên nhân khác khiến cơ thể bị rối loạn chức năng trao đổi chất, rối loạn nội tiết, chất thải không thể đào thải ra ngoài một cách bình thường, dẫn đến độc tố tích tụ lại, từ đó gây ra các triệu chứng như mệt mỏi, da xám và vàng.
3. Lá lách và dạ dày kém
Da có màu vàng có thể cho thấy lá lách và dạ dày đang hoạt động kém, triệu chứng dễ nhận biết nhất là ăn uống kém, đầy hơi sau khi ăn, tiêu chảy thường xuyên, phân lỏng, vàng da. Nếu do thói quen ăn uống không lành mạnh gây ra, theo thời gian sẽ khiến dạ dày và lá lách bị tổn thương, dẫn tới sắc mặt kém.
Chính vì thế, bạn cần đảm bảo ăn uống đúng giờ, không nên nhịn đói vào buổi sáng, không vừa đi vừa ăn. Bạn nên tiêu thụ thức ăn dễ tiêu hóa, hạn chế các món cay và mặn, vì nó có thể gây kích thích dạ dày và lá lách.
4. Thiếu máu
Nếu nước da có màu vàng nhạt, sần sùi, dễ nổi mụn, da nhờn và kèm theo các triệu chứng như tím tái môi, tay chân hay tê, mệt mỏi…, có thể là thiếu máu do thiếu sắt hoặc thiếu kẽm.
Đối với những vấn đề như vậy, cần xem xét lại chế độ dinh dưỡng. Tốt nhất bạn nên ăn nhiều thực phẩm có hàm lượng sắt và kẽm cao như gan lợn, thịt bò, sò điệp, quả óc chó…, đồng thời bổ sung thêm các loại vitamin như kẽm và selen. Nó sẽ giúp thúc đẩy quá trình phục hồi da và làm da hồng hào.
5. Thiếu ngủ
Vấn đề này thường gặp ở những người ngủ không đủ giấc, lười vận động, tuần hoàn máu trong cơ thể kém, ảnh hưởng đến da mặt, da sạm đi một cách tự nhiên.
Chúng ta có thể quan sát thấy những người thức khuya, mất ngủ lâu ngày thường có da mặt vàng sẫm, sần sùi, do ngủ không đủ giấc, ngủ không ngon giấc, dẫn đến tổn thương gan.
Gan là cơ quan giải độc lớn nhất của cơ thể con người, một khi bị tổn thương, chất độc không được đào thải ra ngoài sẽ dễ dàng đi ngược vào máu, rồi lắng đọng ở mặt, gây sạm da và tàn nhang.
Nếu nhận thấy da có màu vàng, bạn nên đi ngủ sớm nhất có thể, đảm bảo ngủ đủ 7-9 tiếng và ít nhất nửa tiếng tập thể dục mỗi ngày. Có một số cách để bạn có thể ngủ ngon như tắm 2 tiếng trước khi đi ngủ, tránh thức ăn có nhiều dầu mỡ và tránh vận động quá sức. Ngoài ra, uống một cốc sữa nóng trước khi đi ngủ cũng có thể giúp bạn dễ ngủ hơn.
6. Lưu thông máu kém
Khi quá trình lưu thông máu diễn ra kém, ảnh hưởng đến vòng tuần hoàn máu của toàn bộ cơ thể, rất dễ gây ra tắc nghẽn mạch máu, khiến da sạm lại.
Theo Sohu, Zhihu