Cụ bà 95 tuổi nhưng vẫn ăn kem và đi đánh Golf hàng tuần, được mệnh danh là “cụ bà siêu phàm” nhờ 5 việc ai cũng làm được
Ai cũng phải bất ngờ vì ở độ tuổi 95, cụ bà này vẫn minh mẫn và đi đánh Golf hàng tuần. Tất cả đều nhờ những thói quen tốt hàng ngày.
Có lẽ ai cũng mong muốn sống lâu, sống khỏe, tận hưởng cuộc đời trọn vẹn bên gia đình và người thân. Trong thế giới ngày càng hiện đại, việc kéo dài tuổi thọ không chỉ là ước mơ mà còn trở thành mục tiêu sống của nhiều người. Họ đã thay đổi lối sống lành mạnh, có chế độ ăn uống khoa học để sớm đạt được mục tiêu.
Một trong số đó phải kể đến bà Sally Froelich, được biết đến với biệt danh "cụ bà siêu phàm" vì năm nay đã 95 tuổi nhưng vẫn minh mẫn và khỏe mạnh. Hiện nay, bà vẫn có thể đi đánh Golf hàng tuần cũng như ăn kem, hoặc làm những gì mình thích nhờ sức khỏe tuyệt vời.

Bà Sally Froelich ở hiện tại đã 95 tuổi nhưng vẫn minh mẫn và khỏe mạnh.
Sự nghiệp của bà bắt đầu vào năm 1950 tại Macy's ở New York, nơi bà gây ấn tượng nhờ tính cách thân thiện và kỹ năng giao tiếp. Sau đó, Sally chuyển sang làm ở Bloomingdale's, nơi bà phỏng vấn khách hàng trong các sự kiện ăn sáng – một cơ hội giúp bà nổi bật trong giới truyền thông và trở thành MC của đài truyền hình.
Sau hơn 20 năm dẫn chương trình mang tên "The Sally Froelich Show" , Sally tiếp tục nghiên cứu khoa học về tuổi già khỏe mạnh. Bà là một trong những người tham gia SuperAgers Family Study do American Federation for Aging Research tổ chức. Đây là chương trình nhằm khám phá những yếu tố sinh học và thói quen sống giúp con người sống thọ và minh mẫn.
Bà Sally cũng chia sẻ một số thói quen giúp sống thọ, ai cũng nên học theo bởi bà đã áp dụng và thành công, hệt như một "nhân chứng sống".

Ảnh thời trẻ của bà Sally Froelich cũng không khác bây giờ là bao.
Thói quen giúp sống thọ của cụ bà 95 tuổi
1. Duy trì cân nặng ổn định
Giữ cân nặng ổn định không chỉ là yếu tố thẩm mỹ, mà còn giúp sức khỏe luôn dồi dào. Cụ thể, thừa cân hoặc béo phì làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như tim mạch, tiểu đường loại 2, huyết áp cao, gan nhiễm mỡ và cả ung thư.
Ngược lại, thiếu cân cũng là dấu hiệu của sức đề kháng yếu, cơ thể dễ mệt mỏi và dễ bị tổn thương bởi các bệnh nhiễm trùng. Chính vì vậy, việc duy trì cân nặng ở mức hợp lý sẽ giúp cơ thể hoạt động tối ưu, kéo dài tuổi thọ và giảm thiểu nguy cơ bệnh tật khi về già.
Bên cạnh đó, cân nặng còn liên quan đến sự ổn định của hệ trao đổi chất và nội tiết. Khi cân nặng tăng và giảm thất thường, cơ thể sẽ rối loạn chuyển hóa và ảnh hưởng đến hormone, đặc biệt là ở người trung niên và cao tuổi.
2. Luôn tìm những hoạt động sử dụng não bộ
Giữ cho não bộ luôn "bận rộn" là cách phòng ngừa các bệnh thoái hóa thần kinh như Alzheimer. Khi chúng ta ngừng học hỏi, ngừng tư duy và tiếp nhận thông tin mới, các nơron thần kinh dần suy giảm kết nối, dẫn đến trí nhớ kém, mất khả năng phân tích, phản xạ chậm.
Ngoài ra, não bộ cũng được kích thích mạnh mẽ khi tham gia các hoạt động xã hội như tranh luận, giảng dạy, lắng nghe và phản hồi thông tin. Những người duy trì thói quen rèn luyện trí não thường giữ được tinh thần trẻ trung, nhanh nhẹn và khả năng thích nghi tốt với thay đổi — một yếu tố rất quan trọng để sống lâu và không "già đi" về tinh thần.

Những người duy trì thói quen rèn luyện trí não thường giữ được tinh thần trẻ trung.
Vậy nên, bạn cần tích cực tham gia các hoạt động như đọc sách, chơi trò chơi trí tuệ, học ngoại ngữ, chơi nhạc cụ… hoặc thậm chí là viết nhật ký đều là cách giúp não hoạt động tích cực hơn mỗi ngày.
3. Hạn chế ở một mình quá nhiều
Cô đơn không chỉ là cảm giác mà còn là yếu tố gây hại cho sức khỏe. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, ở một mình quá lâu có thể làm tăng hormone căng thẳng, gây rối loạn giấc ngủ, trầm cảm và thậm chí ảnh hưởng đến miễn dịch. Đặc biệt ở người cao tuổi, việc ở một mình quá lâu khiến họ dễ buồn bã, mất động lực sống. Từ đó dẫn đến suy giảm sức khỏe thể chất lẫn tinh thần.
Việc duy trì kết nối xã hội có thể đơn giản là giữ thói quen nói chuyện với hàng xóm, gọi điện cho bạn bè, tham gia lớp học cộng đồng hay các hoạt động thiện nguyện. Sự tương tác đều đặn với người khác giúp kích thích não bộ, tạo cảm giác được lắng nghe và làm tăng chỉ số hạnh phúc, kéo dài tuổi thọ một cách tự nhiên.
4. Ăn đủ 3 bữa/ngày
Việc ăn đúng và đủ 3 bữa trong ngày giúp cơ thể duy trì mức năng lượng ổn định, hỗ trợ các cơ quan hoạt động hiệu quả. Bỏ bữa thường xuyên dễ dẫn đến mệt mỏi, thiếu tập trung và rối loạn trao đổi chất. Đặc biệt, thói quen bỏ bữa sáng khiến đường huyết giảm đột ngột, dễ cáu gắt và giảm hiệu suất làm việc hoặc học tập.

Việc ăn đúng và đủ 3 bữa trong ngày giúp cơ thể duy trì mức năng lượng ổn định.
Bên cạnh đó, việc ăn uống điều độ còn tạo điều kiện cho hệ tiêu hóa hoạt động nhịp nhàng. Ăn đủ mỗi bữa còn giúp cân bằng dinh dưỡng, tăng cường hệ miễn dịch và phòng ngừa lão hóa. Những người duy trì thói quen ăn đúng bữa thường cảm thấy khỏe mạnh, minh mẫn và ít gặp vấn đề dạ dày hoặc tiêu hóa hơn.
5. Tập thể dục đều đặn
Thể dục không chỉ giúp đốt calo mà còn đóng vai trò bảo vệ tim mạch, kiểm soát huyết áp và cải thiện hô hấp. Những người tập thể dục thường xuyên có xương chắc khỏe hơn, ít gặp tai nạn do té ngã, đặc biệt là ở người cao tuổi.
Bên cạnh đó, vận động cũng giúp giải phóng endorphin – một loại "hormone hạnh phúc" giúp cải thiện tâm trạng, giảm lo âu và nâng cao chất lượng giấc ngủ.

Thể dục không chỉ giúp đốt calo mà còn đóng vai trò bảo vệ tim mạch, kiểm soát huyết áp.
Hơn thế nữa, tập thể dục còn là một "liều thuốc chống lão hóa" tự nhiên. Những động tác đơn giản như đi bộ 30 phút mỗi ngày, tập yoga, thái cực quyền hay khiêu vũ đều đủ để giữ cho cơ thể linh hoạt và tinh thần vui tươi.
Theo Healthline, Indiatimes