Cứ 6 tháng lại làm việc này một lần thì chẳng mấy mà có hàm răng đẹp mãi mãi với thời gian không hề khó

Tiểu Nguyễn,
Chia sẻ

Theo giới chuyên gia nha khoa, cao răng là mảng bám với màng dính, không màu có nhiều vi khuẩn trên đó, làm cho răng và lưỡi có bề mặt mờ hơn bình thường. Điều này dễ nhận thấy nhất khi răng không được vệ sinh sạch sẽ.

Tại sao bạn phải lấy cao răng theo định kỳ 6 tháng mỗi lần?

Theo Webmd, mảng bám phát triển khi thực phẩm chứa carbohydrate (đường và tinh bột), chẳng hạn như sữa, nước ngọt, nho khô, bánh hoặc kẹo để lại trên răng thường xuyên. Vi khuẩn sống trong miệng phát triển mạnh trên các loại thực phẩm này, kết quả là tạo ra axit. Trong một khoảng thời gian, các axit này phá hủy men răng, dẫn đến sâu răng. Mảng bám cũng có thể phát triển trên chân răng dưới nướu và gây ra hiện tượng gãy xương nâng đỡ răng.

Theo thông tin từ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, cao răng có thể dẫn đến các bệnh như viêm lợi với các biểu hiện đánh răng chảy máu, miệng có mùi hôi, gây viêm nha chu dẫn đến tiêu xương làm răng bị đau, ê buốt khi ăn uống, nặng hơn có thể gây lung lay và rụng răng. 

cao1

Các nha sĩ khẳng định, việc lấy cao răng theo định kỳ là hành động thực sự cần thiết, giúp bạn sở hữu hàm răng khỏe đẹp, lâu dài theo thời gian.

Cao răng được hình thành như thế nào?

Theo các chuyên gia nha khoa, sau khi ăn 15 phút trên răng sẽ hình thành lớp mảng mỏng. Nếu không được làm sạch, vi khuẩn sẽ kéo đến và tích tụ ngày càng dày lên, gọi là mảng bám. Trong mỗi mảng bám này có chứa đến cả tỷ vi khuẩn.

Khi mảng bám còn mềm, có thể làm sạch khỏi bề mặt răng bằng bàn chải hoặc chỉ nha khoa. Nhưng khi tồn tại lâu, mảng bám vôi hoá bởi hợp chất muối vô cơ trong nước bọt và cặn mềm sẽ trở nên cứng, bám rất chắc vào bề mặt răng hoặc dưới mép lợi, gọi là cao răng hay vôi răng.

c2

Các nha sĩ khẳng định, việc lấy cao răng theo định kỳ là hành động thực sự cần thiết, giúp bạn sở hữu hàm răng khỏe đẹp, lâu dài theo thời gian.

Lấy cao răng bị ê buốt phải làm sao để hạn chế?

Bàn tay nha sĩ sử dụng máy móc khéo léo lấy ra từng mảng bám đến mấy cũng có thể khiến bạn thỉnh thoảng thấy ê buốt. Đây là chuyện hết sức bình thường. Cảm giác ê buốt này có thể xuất hiện trong và sau khi lấy cao răng nhưng thường chấm dứt sau một vài giờ. Nếu như hiện tượng kéo dài quá lâu thì nên đến gặp nha sĩ để thăm khám ngay.

Để hạn chế tối đa tình trạng ê buốt răng sau khi lấy cao răng, bạn nên tránh ăn những đồ quá lạnh hoặc quá nóng, đồ ăn cay, nhiều mảnh vụn, nên ăn những đồ ăn mềm, loãng như cháo, ngũ cốc, nước ép trái cây...

Làm thế nào để ngăn ngừa tối đa sự hình thành cao răng?

Để ngăn ngừa sự tích tụ mảng bám, hãy đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày bằng bàn chải đánh răng có đầu tròn, mềm. Đặc biệt chú ý đến khu vực kết nối giữa lợi và răng. Sử dụng kem đánh răng có chứa fluoride để đạt hiệu quả lấy cao răng tối đa.

c3

Mặc dù duy trì đầy đủ những thói quen lành mạnh như trên, bạn vẫn cần đi lấy cao răng theo định kỳ 6 tháng mỗi lần.

Sử dụng chỉ nha khoa ít nhất một lần mỗi ngày để loại bỏ những mảng bám thức ăn cũng như vi khuẩn bám ở kẽ răng.

Sử dụng nước súc miệng kháng khuẩn để giảm vi khuẩn gây bệnh mảng bám và lợi.

Gặp nha sĩ 6 tháng mỗi lần để tiến hành lấy cao răng đều đặn.

Duy trì chế độ ăn uống cân bằng và hạn chế số lượng đồ ăn nhẹ giữa các bữa ăn. Nếu bạn cần một bữa ăn nhẹ, hãy chọn thực phẩm bổ dưỡng như sữa chua, phô mai, trái cây hoặc rau sống. Các loại rau, như cần tây cũng giúp loại bỏ thức ăn và giúp nước bọt trung hòa các axit gây ra mảng bám.

Lưu ý: Mặc dù duy trì đầy đủ những thói quen lành mạnh như trên, bạn vẫn cần đi lấy cao răng theo định kỳ 6 tháng mỗi lần. Nhiều người tự xem xét răng chưa có mảng bám cho rằng việc lấy cao răng là không cần thiết. Thực tế thì không nên đợi có cao răng mới đi lấy vì khi cao răng hình thành đã gây tổn thương và để lại hậu quả.

Chia sẻ