Thẩm mỹ răng: Những phương pháp đang gây bão giúp bạn sở hữu nụ cười như hoa

Tiểu Nguyễn,
Chia sẻ

Trong cuộc sống hiện đại bây giờ, thẩm mỹ răng hay còn gọi là nha khoa thẩm mỹ trở nên phổ biến hơn bao giờ hết, từ việc làm trắng răng đến định hình răng, thay thế răng…

Các nha sĩ sẽ có một loạt các công cụ và kỹ thuật lựa chọn để cải thiện nụ cười của bạn đúng theo ý muốn.

Trước khi quyết định trải qua bất cứ quy trình thẩm mỹ răng nào, điều quan trọng là bạn phải nắm rõ được những lợi ích và rủi ro có thể gặp phải khi làm. Bạn cần chắc chắn đủ chi phí, nha sĩ giàu kinh nghiệm và răng của bạn liệu có cần bảo trì đặc biệt sau khi làm xong không.

Một số phương pháp nha khoa thẩm mỹ hiện nay đang làm mưa làm gió trên thị trường là:

Làm trắng răng

d1

Theo thời gian, răng của bạn có thể bị ố, đổi màu, đặc biệt là sau khi hút thuốc lá, dùng một số loại thuốc hoặc uống nhiều trà, cà phê. Nha sĩ sẽ tẩy trắng răng của bạn ngay tại nơi làm việc hoặc cung cấp cách làm để bạn có thể thực hiện tại nhà.

Trám răng

tham-my-rang-2

Trám răng có thể cải thiện hình dáng răng nếu chúng bị sứt mẻ, vỡ, ố hoặc nứt thành khe lớn. Các nha sĩ sẽ sử dụng các vật liệu liên kết để lấp đầy các lỗ sâu răng nhỏ hoặc để bảo vệ chân răng bị lộ ra.

Quy trình này thường được thực hiện trong một lần khám bằng cách sử dụng dung dịch ăn mòn làm nhẵn bề mặt răng, sau đó dùng vật liệu cùng màu với răng, đôi khi là nhựa tổng hợp, trám trực tiếp lên bề mặt răng.

Dán răng sứ

d3

Những chiếc vỏ bám ngoài răng này thường được làm bằng sứ, che phủ mặt trước của răng để thay đổi màu sắc hoặc hình dạng răng.

Những chiếc vỏ bám ngoài răng này thường được làm bằng sứ, che phủ mặt trước của răng để thay đổi màu sắc hoặc hình dạng răng. Dán răng sứ có thể hữu ích trong việc che lấp khoảng trống giữa các răng, phù hợp cho răng sứt mẻ hoặc mòn, răng mọc xiêu vẹo, không thẳng hàng, răng nhuộm màu vĩnh viễn.

Trước khi dán răng sứ, nha sĩ sẽ xem xét tình trạng răng, sau đó đánh bóng răng rồi mới dán sứ. Miếng dán sứ được tạo theo khuôn răng của bạn nên bạn cần đến phòng khám vào lần sau để hoàn thành phương pháp này.

Bọc răng

tham-my-rang-3

Bọc răng có thể được tiến hành trong trường hợp: Che răng bị mất dạng hoặc đổi màu, bảo vệ răng yếu, bảo vệ răng bị hỏng hoặc mòn, che phủ răng với lỗ hổng lớn, che phủ sau khi cấy răng implant, bao phủ răng được rút tủy.

Để bọc răng, nha sĩ sẽ tạo hình theo khuôn răng bạn hoặc chụp hình kỹ thuật số để lấy thông tin tạo ra mão răng để bọc. Nếu vệ sinh răng miệng cẩn thận, bọc răng có thể duy trì lâu dài.

Định hình và tạo viền răng

tham-my-rang-4

Phương pháp thẩm mỹ răng này sẽ loại bỏ hoặc làm mờ men răng, cải thiện hình dáng răng. Các nha sĩ có thể thực hiện kết hợp với trám răng. Phương pháp thường dùng để thay đổi chiều dài, hình dạng hoặc vị trí của răng, cải thiện các vết mẻ nhỏ, rất phù hợp để cải thiện cho răng sứt mẻ, không đều, răng bị vẹo, chồng lên nhau…

Bạn có thể định hình và tạo viền răng nếu có hàm răng chắc khỏe, bình thường, xương răng đủ tiêu chuẩn định hình.

Niềng răng

d

Khi bạn đã đeo niềng, mỗi lần đến thăm khám, nha sĩ sẽ siết chặt niềng răng thêm. Bạn sẽ cảm thấy khó chịu trong một vài ngày.

Thông thường có hai giai đoạn khi niềng răng: đeo niềng răng, sau đó sử dụng dụng cụ giữ răng để giữ hàm răng của bạn ở vị trí mới. Khung giữ có thể tháo rời hoặc liên kết vĩnh viễn ở phía sau răng.

Cầu răng

tham-my-rang-1

Cầu răng được sử dụng để thay thế răng bị mất bằng răng nhân tạo. Cầu răng có thể được làm bằng vàng, hợp kim, sứ hoặc vật liệu kết hợp. Nha sĩ đặt cầu răng vào răng bọc hai bên. Sau đó, cầu răng được gắn vào răng đã chuẩn bị sẵn. Chỉ có nha sĩ mới có thể loại bỏ được cầu răng cố định.

Cấy răng Implant

tham-my-rang-5

Nha sĩ sẽ cấy răng giả vào xương hàm. Đây là phương pháp thay thế cho cầu răng, cho phép răng giả tháo lắp được. Bạn có thể cấy Implant để thay thế cho các răng bị mất. Nếu bạn bị mất xương do bệnh nha chu hoặc mất răng, nha sĩ sẽ cần phải ghép xương trước khi cấy ghép để có một nền tảng đảm bảo.

Lưu ý: Sau khi thẩm mỹ răng, răng bạn vẫn có nguy cơ bị ố, bị mài mòn... Điều quan trọng nhất vẫn là đảm bảo vệ sinh răng miệng bằng cách đánh răng sạch mỗi ngày 2 lần, dùng chỉ nha khoa ít nhất một lần mỗi ngày và súc miệng bằng nước súc miệng sát trùng hàng ngày… để kéo dài hiệu quả nhất có thể.

(Nguồn: Webmd, Wikipedia)

Chia sẻ