Công việc của bố mẹ ảnh hưởng như nào đến con? Nghiên cứu tiết lộ: Con của những người làm nghề này, tính cạnh tranh cực cao!

Minh Châu,
Chia sẻ

Trong cuộc sống thường ngày, cha mẹ cần thiết lập ranh giới rõ ràng giữa công việc và đời sống, để trẻ có không gian phát triển rộng mở nhất.

Có một câu chuyện thú vị như sau: 

Chuyện kể rằng có một người cha làm chủ tiệm tạp hóa nhỏ ở làng quê. Đứa con 9 tuổi của ông đã viết trong bài văn của mình rằng: Ước mơ trong tương lai của em là kế thừa "doanh nghiệp gia đình", và trên cơ sở đó phát triển mạnh hơn, cố gắng mở một chuỗi siêu thị lớn.

Không thể không nói rằng, cha mẹ không chỉ là những người thầy đầu tiên của con, mà môi trường sống và trạng thái bản thân của họ cũng là "khuôn mẫu nguyên thủy" được in dấu trong "gen" của trẻ.

Giống như thuyết "học tập qua quan sát" của nhà tâm lý học người Canada Albert Bandura đã nói: Trẻ không đơn thuần chỉ bắt chước hành vi của cha mẹ, mà còn tiếp thu giá trị quan, cách tư duy và nhận thức nghề nghiệp của họ. 

Đặc biệt, nghề nghiệp của cha mẹ chính là biểu hiện cụ thể nhất của loại hình "giáo dục tiềm ẩn" này. Nó không chỉ định hình cách trẻ hiểu về thế giới, mà ở một mức độ nào đó, còn dự đoán được quỹ đạo tương lai của cuộc đời các em.

Vì vậy hôm nay, từ góc độ tâm lý học, chúng ta cùng thảo luận về ảnh hưởng của nghề nghiệp cha mẹ tới con cái.

Công việc của bố mẹ ảnh hưởng như nào đến con? Nghiên cứu tiết lộ: Con của những người làm nghề này, tính cạnh tranh cực cao! - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

01. "Di truyền" trong giá trị nghề nghiệp

Một nghiên cứu kéo dài 20 năm, đăng trên Journal of Occupational Behavior - một tạp chí học thuật được xuất bản tại Vương quốc Anh, phát hiện rằng: Con cái trong các gia đình có cha mẹ làm bác sĩ thường thể hiện tính cạnh tranh cao và có xu hướng cầu toàn mạnh mẽ. Các nhà nghiên cứu cho rằng điều này xuất phát từ sự theo đuổi sự chính xác tột độ trong công việc của cha mẹ, qua thời gian dần dần thẩm thấu vào giáo dục gia đình.

Và sự "di truyền giá trị" này cũng có thể thấy rõ trong các ngành nghề khác. Thường có ba cách nghề nghiệp của cha mẹ hình thành nên hệ giá trị của con cái:

Thứ nhất, môi trường nghề nghiệp của cha mẹ xây dựng nên bức tranh nhận thức nghề nghiệp cho trẻ. Ví dụ, mùi thuốc sát trùng quen thuộc ở gia đình bác sĩ, hay đống tài liệu chất cao nơi cha luật sư làm việc, đều giúp trẻ hiểu cụ thể hơn về nghề của cha mẹ, và từ đó phát triển trí tưởng tượng.

Thứ hai, "chuẩn mực" xuất phát từ nghề nghiệp của cha mẹ cũng sẽ phản chiếu lên trẻ. Chẳng hạn, người cha làm kỹ sư có thể định nghĩa sự xuất sắc là "sai số không vượt quá 0.1mm", trong khi người mẹ làm giáo viên cho rằng "80% học sinh đỗ trường top" mới là thành công. Những tiêu chuẩn này sẽ được trẻ tiếp thu qua cuộc sống hàng ngày.

Thứ ba, hành vi và tính cách hình thành từ nghề nghiệp của cha mẹ cũng sẽ định hình giá trị sống của trẻ. Ví dụ, trẻ lớn lên trong gia đình khởi nghiệp sẽ dễ chấp nhận thất bại và thử nghiệm, còn trẻ trong gia đình công chức thường có xu hướng chuộng sự ổn định. Tất cả những điều này tạo nên "nền màu tính cách" của trẻ, tồn tại một cách âm thầm nhưng bền bỉ.

02. Kỹ năng nghề nghiệp và sự "thấm đẫm từ môi trường"

Trường Kinh doanh Harvard từng khảo sát 3.000 con em doanh nhân và phát hiện: 43% trong số đó từng tham gia vào hoạt động kinh doanh của gia đình từ khi còn nhỏ. Dù cuối cùng không kế nghiệp, nhưng họ thể hiện khả năng lãnh đạo và nhạy bén với thương trường sớm hơn các bạn đồng trang lứa.

Hiện tượng này được các học giả gọi là "hiệu ứng thấm đẫm nghề nghiệp".

Điều này cũng dễ hiểu – giống như con của nhạc sĩ thường có năng khiếu ca hát. Thật ra không phải là thiên bẩm, mà là nhờ sự bồi dưỡng từ môi trường gia đình.

Các nhà thần kinh học còn phát hiện rằng: Khi trẻ quan sát cha mẹ làm việc, vùng vỏ não trán trước (phụ trách ra quyết định) và thể vân (liên quan đến hệ thống phần thưởng) sẽ kích hoạt đồng thời. Khi mạch thần kinh này được kích thích lặp lại, trẻ sẽ bắt đầu kết nối hành vi nghề nghiệp cụ thể với cảm giác vui thích.

Nói cách khác, việc cha mẹ làm việc sẽ tạo ra một "hào quang" đối với trẻ, khiến não bộ trẻ trở nên năng động và phấn khích hơn.

Những trải nghiệm này có tác động tích cực giúp trẻ dễ dàng tiếp thu kỹ năng nghề nghiệp từ cha mẹ. Ví dụ, con của họa sĩ thường có khả năng phối màu chuẩn xác, đơn giản vì khi cha mẹ làm việc, trẻ cảm thấy hài lòng và được truyền cảm hứng. Động lực nội tại ấy sẽ giúp quá trình học tập trở nên dễ dàng hơn.

03. Áp lực nghề nghiệp cũng có thể "truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác"

Nghe điều này có vẻ khó tin? Nhưng sự thật là áp lực công việc của cha mẹ có thể khiến con trẻ cảm nhận được và thậm chí in sâu vào gen của chúng.

Theo Báo cáo sức khỏe tâm lý nơi làm việc Trung Quốc, tỷ lệ mắc trầm cảm của con cái người làm trong ngành nghề áp lực cao, cao hơn 2,3 lần so với gia đình bình thường.

Hiện tượng này trong tâm lý học gọi là "truyền tải cảm xúc qua thế hệ".

Nói đơn giản hơn: cha mẹ có thể vô thức chuyển áp lực từ công việc vào việc kiểm soát hoặc bảo bọc con quá mức. Ví dụ, cha mẹ làm giáo viên, do đặc thù nghề nghiệp, thường thể hiện tính uy quyền quá đà và dễ kiểm soát con. Lâu dần, áp lực nghề nghiệp và lối hành xử đó sẽ lan sang đời sống gia đình, rồi tác động đến trẻ.

Từ tất cả những điều trên, chúng ta có thể thấy nghề nghiệp của cha mẹ ảnh hưởng đến con cái ở nhiều phương diện. Thậm chí có những ảnh hưởng tiêu cực, nhưng lại theo con suốt cả đời.

Vì vậy trong cuộc sống thường ngày, cha mẹ cần thiết lập ranh giới rõ ràng giữa công việc và đời sống, để trẻ có không gian phát triển rộng mở nhất.

Đặc biệt là trước 12 tuổi – giai đoạn vàng để tái định hình nhận thức nghề nghiệp. Khi nhìn vào "trường học ẩn hình" mang tên nghề nghiệp cha mẹ, đừng quên loại bỏ những thói quen xấu và thái độ tiêu cực.

Bởi thứ thực sự quyết định giá trị giáo dục không phải là nhãn mác nghề nghiệp, mà là liệu cha mẹ có thể chuyển hóa kinh nghiệm nghề nghiệp thành chất dinh dưỡng tinh thần cho con hay không.

Và chính năng lực chuyển hóa ấy, mới là tài sản nghề nghiệp quý giá nhất mà bạn có thể để lại cho con mình.

Chia sẻ