Con trai ăn cắp 700.000 đồng mua đồ chơi, cách xử trí cực khéo của người cha khiến con không bao giờ dám tái phạm

An Nhiên,
Chia sẻ

Không đánh, cũng không mắng, người cha đã có hành động rất tâm lý khiến cậu con trai tâm phục, khẩu phục và không dám tái diễn hành động ăn cắp nữa.

Khi con còn nhỏ, đa số các bố mẹ chỉ cho một chút tiền tiêu vặt tạm đủ để ăn sáng, uống cốc nước khi khát. Vậy nên nhiều khi muốn mua một món đồ chơi nào đó mà không xin được tiền bố mẹ, trẻ sẽ nghĩ tới cách lấy trộm tiền.

Con trai ăn cắp 700.000 mua đồ chơi, cách xử trí của người cha khiến con không bao giờ dám tái phạm - Ảnh 1.

Khi không có tiền, nhiều trẻ nghĩ đến việc ăn trộm.

Thực ra, khi làm hành động đó, trẻ không ý thức được đó là việc quá nghiêm trọng mà chỉ thấy đang muốn có được món đồ mà chúng thích.

Tất nhiên, hành động lấy cắp vì bất cứ lý do gì cũng đều là sai và khi bị cha mẹ phát hiện, bất cứ đứa trẻ nào cũng sẽ bị phạt từ nhẹ tới nặng.

Cậu bé Thiên trong câu chuyện này cũng như bao đứa trẻ khác, đã bị hút hồn bởi một món đồ chơi yêu thích nhưng không có tiền để mua. Tranh thủ một hôm bố mẹ đi vắng, cậu đã lấy trộm trong túi của bố 200 nhân dân tệ (khoảng 700.000 đồng) rồi đi thẳng tới cửa hàng đồ chơi mua thứ mà cậu thích.

Con trai ăn cắp 700.000 mua đồ chơi, cách xử trí của người cha khiến con không bao giờ dám tái phạm - Ảnh 2.

Cậu bé ăn trộm tiền để mua đồ chơi.

Sau khi trở về nhà, thấy con có món đồ chơi mới, người bố đã hỏi con đồ chơi từ đâu ra. Thiên tỏ ra sợ hãi và lúng túng mãi không nói nên lời.

Cuối cùng với sự kiên nhẫn và điềm tĩnh của người cha, cậu con trai đã thú nhận mình lấy tiền trong túi của bố để mua đồ chơi.

Thú tội với bố xong, cậu bé đã nghĩ tới màn ăn đòn tiếp theo, nhưng thật may là bố đã không đánh. Người bố biết con trai thích món đồ chơi này vì nhiều lần con đã nói với mình. Và thay vì đánh, mắng con, bố đã ngồi xuống nói chuyện với Thiên và lập một kế hoạch cho nhu cầu chi tiêu vặt của cậu bé.

Bố quyết định tăng mức tiền tiêu vặt lên và cho phép cậu bé tự quyết định dùng số tiền đó vào việc gì đồng thời không quên dạy cho con trai cách quản lý tiền và chi tiêu.

Con trai ăn cắp 700.000 mua đồ chơi, cách xử trí của người cha khiến con không bao giờ dám tái phạm - Ảnh 4.

Cha mẹ không nên vội vàng gán cho con cái danh "ăn cắp"

Khi muốn có một món đồ gì đó nhưng chưa được sự cho phép của bố mẹ, con luôn nung nấu khát khao đó trong lòng và nông nổi nghĩ rằng "bố mẹ không cho thì mình sẽ tự lấy tiền của bố mẹ đi mua".

Thực tế, con không hề nghĩ "đao to búa lớn" rằng đó là hành động ăn cắp, cũng không cho đó là việc làm sai trái, mà chỉ đơn thuần mong muốn mình phải có món đồ đó.

Trong những trường hợp như vậy, cha mẹ nên từ từ phân tích cho con thấy hành vi đó là sai lầm. Nhưng đừng vội vàng buộc tội con là ăn trộm, bởi làm thế con sẽ luôn bị ám ảnh trong đầu và cảm thấy tự ti, không cởi mở chia sẻ mọi suy nghĩ với cha mẹ nữa.

Con trai ăn cắp 700.000 mua đồ chơi, cách xử trí của người cha khiến con không bao giờ dám tái phạm - Ảnh 5.

Cho con một số tiền tiêu vặt đủ dùng

Một số bậc cha mẹ chỉ cho con một chút tiền tiêu vặt, thậm chí là không cho vì lo sợ con tiêu tiền tùy tiện. Nhưng thực tế cho thấy, cha mẹ nên cho con tiền tiêu vặt đủ dùng vừa để dạy trẻ cách quản lý chi tiêu vừa không nuôi dưỡng sự thèm khát phải bằng mọi giá có tiền.

y tìm hiểu mục đích ăn cắp tiền của con là gì trước khi đưa ra hình phạt

Mặc dù ăn cắp tiền là sai nhưng việc đầu tiên cha mẹ cần làm khi phát hiện ra là tìm hiểu mục đích ăn cắp tiền của con. Cha mẹ cần hiểu rõ nhu cầu của con và phân tích cho con hành vi ăn cắp là sai trái.

y nói với con, khi con có nhu cầu, hãy bày tỏ mong muốn với cha mẹ. Nếu cha mẹ thấy hợp lý sẽ cho phép con mua món đồ đó. Hoặc nếu không, con có thể để dành tiền tiêu vặt của mình để mua món đồ con thích chứ không bao giờ được ăn cắp tiền của bố mẹ hay bất kỳ ai khác.

Theo Sohu

Con trai ăn cắp 700.000 đồng mua đồ chơi, cách xử trí cực khéo của người cha khiến con không bao giờ dám tái phạm - Ảnh 5.

 

Chia sẻ