Cơn sốt glutathione và ước mơ về một làn da trắng đón hè đang khuấy đảo: Glutathione là gì?

Tuấn Minh,
Chia sẻ

Trước khi định mua glutathione vì bất cứ mục đích gì, hãy hiểu bản chất nó là gì đã bạn nhé!

Thời gian gần đây, mạng xã hội liên tục bàn tán sôi nổi về hoạt chất mang tên glutathione. Nhiều người coi nó là "thần dược" chống lão hóa, "số 1 thực phẩm bổ sung làm trắng da"... đánh vào tâm lý của hội chị em ham làm đẹp không sợ nắng hè.

Thậm chí, nó còn đang được nhắc đến như một "ngôi sao" trong chăm sóc sức khỏe với những công dụng tuyệt vời, bao gồm thải độc gan, thận, tốt cho nội tạng... Nhưng đó chỉ là lời của những người quảng cáo bán sản phẩm. 

Cơn sốt glutathione và ước mơ về một làn da trắng bóc đón hè đang khuấy đảo: Glutathione là gì? Tự nhiên có trong cơ thể với vai trò thế nào? - Ảnh 1.

Thời gian gần đây, mạng xã hội liên tục bàn tán sôi nổi về hoạt chất mang tên glutathione.

Vậy glutathione là gì? Vai trò của glutathione có tự nhiên trong cơ thể là gì? Hãy cùng khám phá qua những thông tin dễ hiểu, tổng hợp từ các nghiên cứu khoa học uy tín được DS Khuê Vũ (làm việc tại Hà Nội) trích dẫn, tổng hợp và chia sẻ đến mọi người. Trước khi quyết định mua dùng hãy hiểu rõ hơn về "người hùng" này của cơ thể bạn nhé!

Glutathione là gì?

Glutathione là một chất đặc biệt mà cơ thể tự tạo ra, giống như một "lá chắn" bảo vệ tự nhiên. Nó là một peptide ngắn gồm ba axit amin: Cysteine, glutamic acid, glycine và được sản xuất chủ yếu ở gan. Bạn có thể tìm thấy glutathione trong hầu hết các tế bào, đặc biệt ở gan, phổi, thận và da.

Glutathione này tồn tại ở 2 dạng:

- GSH (dạng sẵn sàng hoạt động): Giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây hại.

- GSSG (dạng không hoạt động): Có thể được "tái sử dụng" để trở lại dạng GSH khi cần.

Theo các nghiên cứu, glutathione là một trong những "vệ sĩ" quan trọng nhất của cơ thể, giúp bảo vệ tế bào và giữ cho chúng khỏe mạnh.

Glutathione có vai trò gì trong cơ thể?

Theo DS Khuê Vũ, glutathione đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể, trong đó có thể tóm gọn lại như sau:

Cơn sốt glutathione và ước mơ về một làn da trắng bóc đón hè đang khuấy đảo: Glutathione là gì? Tự nhiên có trong cơ thể với vai trò thế nào? - Ảnh 3.

Glutathione có nhiều trong các thực phẩm ăn hàng ngày, đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể.

1. Bảo vệ tế bào khỏi hư hại

Theo PudMed, glutathione giống như một "người hùng" chiến đấu với gốc tự do - những phân tử nguy hiểm gây tổn thương tế bào, làm bạn già đi nhanh hơn hoặc dễ mắc các bệnh như tim mạch, tiểu đường... Nó vô hiệu hóa các gốc tự do để giữ tế bào an toàn.

2. Làm sạch cơ thể

Glutathione hoạt động như một "máy lọc" ở gan, giúp loại bỏ các chất độc hại như kim loại nặng (thủy ngân, chì), thuốc, hay hóa chất độc hại ra khỏi cơ thể qua nước tiểu hoặc phân. Đây cũng là đánh giá thông qua các nghiên cứu đăng tải trên PubMed.

3. Tăng sức đề kháng

Glutathione hỗ trợ các tế bào miễn dịch, đặc biệt là tế bào lympho T, giúp cơ thể mạnh mẽ hơn trong việc chống lại vi khuẩn, virus và bệnh tật.

4. Sửa chữa và phục hồi sau tổn thương

Cơn sốt glutathione và ước mơ về một làn da trắng bóc đón hè đang khuấy đảo: Glutathione là gì? Tự nhiên có trong cơ thể với vai trò thế nào? - Ảnh 4.

Glutathione rất quan trọng để cơ thể phục hồi sau những tổn thương từ môi trường, như tia UV gây hại da.

Glutathione giúp sửa chữa DNA bị hỏng, xây dựng lại các protein và giữ cho tế bào luôn khỏe mạnh. Điều này rất quan trọng để cơ thể phục hồi sau những tổn thương từ môi trường, như tia UV từ ánh nắng.

Kết luận trên cũng đã được nghiên cứu và chứng minh hiệu quả trong nhiều tài liệu khoa học có mặt trên PubMed.

"Nói một cách đơn giản, glutathione như một "nhân viên đa năng" trong cơ thể, vừa bảo vệ, vừa làm sạch, vừa sửa chữa để bạn luôn khỏe mạnh", DS Khuê Vũ cho hay.

Bởi vậy, gần đây glutathione được khuyên dùng như một hiện tượng để chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp toàn diện. Tuy nhiên, việc bổ sung glutathione qua những sản phẩm được quảng cáo hiện nay có đảm bảo những vai trò trên hay không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu vào những bài tiếp theo trong tuyến bài về glutathione nhé! 

(Ảnh minh họa: Internet)

Chia sẻ