Thấy bạn học bị bắt nạt, cậu bé 6 tuổi làm một việc khiến mẹ lập tức dẫn đi ăn kem, chuyên gia tâm lý cũng khen ngợi hết lời

Thanh Hương,
Chia sẻ

Biết con đánh bạn, bà mẹ trẻ không trách phạt mà lại có hành động khen thưởng. Biết lý do, đến chuyên gia nuôi gia nuôi dạy trẻ cũng tán thành.

Katie Byrant là một bà mẹ 31 tuổi, sinh sống tại bang Bắc Carolina, Mỹ. Đầu tháng 12 năm nay, con trai thứ hai Enneagram (6 tuổi) của cô bị nhà trường mời phụ huynh lên nói chuyện vì đã đấm một bạn cùng lớp. Cô giáo chất vấn cậu bé: "Có phải em đã đánh bạn ấy không?".

Theo Katie, đây là cách hỏi sai và cô giáo nên tìm hiểu lý do vụ việc chứ không phải buộc tội học sinh.

Bà mẹ trẻ quyết định không chất vấn con trước mặt giáo viên mà tự tìm cách giải quyết. Khi chỉ còn hai mẹ con, cô Katie nhẹ nhàng hỏi:

"Có chuyện gì vậy con?"

Enneagram kể lại, khi ở trong phòng vệ sinh cậu bé thấy một bạn nam vóc dáng cao lớn có thái độ ngang ngược và liên tục đẩy một bạn khác.

Enneagram đã yêu cầu cậu bé kia dừng tay nhưng không được. Vì không thấy bất kỳ giáo viên nào ở gần để báo cáo và không muốn thấy cảnh bắt nạt nên cậu bé đã đấm vào mặt người bạn kia. 

"Con đã yêu cầu dừng lại nhưng cậu bạn kia vẫn tiếp tục hành vi bắt nạt. Vậy nên con mới đấm cậu ta", Ennegram kể lại.

Con đấm bạn cùng lớp, mẹ nghe xong nội tình câu chuyện liền dẫn đi ăn kem, nhiều phụ huynh gật gù khen thưởng là đúng - Ảnh 2.

Cậu bé Enneagram.

Câu chuyện sau đó được xác minh là thật. Cậu bạn bắt nạt cũng thú nhận gặp phải chuyện phiền muộn trong giờ học nên đã vào nhà vệ sinh tìm người khác để trút giận.

Làm sáng tỏ được mọi chuyện, Katie yêu cầu con trai nói lời xin lỗi bạn và đưa con đi ăn kem.

Con đấm bạn cùng lớp, mẹ nghe xong nội tình câu chuyện liền dẫn đi ăn kem, nhiều phụ huynh gật gù khen thưởng là đúng - Ảnh 4.

Giải thích về hành động của mình, bà mẹ trẻ cho biết, cô không dạy con giải quyết vấn đề bằng nắm đấm mà phải báo cáo mọi chuyện với người lớn ngay khi có thể. Tuy nhiên điều này không phải lúc nào cũng làm được. Như trường hợp Enneagram gặp phải là một ví dụ.

"Nếu con trai tôi cảm thấy mình hoặc người khác bị tổn thương, cháu có quyền làm việc đúng đắn.

Thật vinh dự khi chiến đấu vì kẻ yếu. Tôi không xin lỗi vì đã dạy con đứng lên bảo vệ người khác. Nhiệm vụ của tôi dưới tư cách phụ huynh là không dập tắt ngọn lửa của con mà dạy con cách sử dụng ngọn lửa ấy phù hợp", cô Katie chia sẻ.

Con đấm bạn cùng lớp, mẹ nghe xong nội tình câu chuyện liền dẫn đi ăn kem, nhiều phụ huynh gật gù khen thưởng là đúng - Ảnh 6.

Chị Katie và các con.

Nói thêm về con trai, bà mẹ trẻ cho biết cậu bé rất mạnh mẽ, hay cáu kỉnh nhưng lại vô cùng tử tế. Enneagram sẵn sàng bênh vực kẻ yếu, bảo vệ bạn bè khỏi bắt nạt,…

Chia sẻ của cô Katie đã nhận được sự ủng hộ nồng nhiệt từ nhiều bậc cha mẹ khác. Tiến sĩ, chuyên gia tư vấn nuôi dạy trẻ em và thanh thiếu niên Deborah Gilboa (Phó giáo sư lâm sàng tại Đại học Y khoa Pittsburgh, tác giả của nhiều cuốn sách dạy trẻ nổi tiếng) cũng rất hoan nghênh hành động giúp con trai biện hộ cho bản thân và những bạn khác của Katie.

Con đấm bạn cùng lớp, mẹ nghe xong nội tình câu chuyện liền dẫn đi ăn kem, nhiều phụ huynh gật gù khen thưởng là đúng - Ảnh 7.

Tiến sĩ, chuyên gia tư vấn nuôi dạy trẻ em và thanh thiếu niên Deborah Gilboa.

Tuy nhiên chuyên gia nhấn mạnh, bạo lực phải luôn là lựa chọn cuối cùng: "Đầu tiên hãy dạy trẻ sẻ dụng lời nói và ngôn từ, tiếp theo hướng dẫn trẻ tìm kiếm sự trợ giúp từ người lớn. Trong trường hợp không thể mới làm theo cách của người lớn", chuyên gia Deborah đúc kết.

Con đấm bạn cùng lớp, mẹ nghe xong nội tình câu chuyện liền dẫn đi ăn kem, nhiều phụ huynh gật gù khen thưởng là đúng - Ảnh 8.

Chia sẻ