Cơ thể không có 3 dấu hiệu này, phổi vẫn còn khá khỏe mạnh
Mối liên quan giữa lượng thuốc lá bạn hút và ung thư phổi rất chặt chẽ, điều này không phải là nói quá. Người hút thuốc lâu năm mà cơ thể không có 3 dấu hiệu này, chứng tỏ phổi của bạn vẫn còn khá khỏe mạnh.
Nghiên cứu khoa học phát hiện, khói thuốc chứa hơn 3000 chất hóa học độc hại khác nhau, trong đó quan trọng nhất có nicotine, carbon monoxide, cyanide, nhiều chất gây ung thư có trong nhựa thuốc lá, các đồng vị phóng xạ và nguyên tố kim loại nặng...
Với nhiều chất độc hại như vậy, có thể tưởng tượng nếu bạn hút thuốc lâu dài, các chất gây ung thư trong khói thuốc sẽ kích thích niêm mạc hoặc tuyến của ống dẫn khí, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi.
Do đó, mối liên quan giữa lượng thuốc lá bạn hút và ung thư phổi rất chặt chẽ, điều này không phải là nói quá. Vì vậy, người hút thuốc lâu năm mà cơ thể không có 3 dấu hiệu này, xin chúc mừng, phổi của bạn vẫn còn khá khỏe mạnh.
Cơ thể không có 3 dấu hiệu này, phổi vẫn còn khá khỏe mạnh
1. Ho ra đờm có máu
Tình trạng này thường gặp ở người hút thuốc, do ống dẫn khí và phế quản lâu ngày bị "đầu độc", rất dễ phát triển ung thư biểu mô tế bào vảy ở phần trung tâm của ống dẫn khí.
Khi khối u phát triển quá nhanh, lượng máu cung cấp không theo kịp. Lúc này ho dễ có máu trong đờm. Đồng thời, tình trạng khối u còn có thể kèm theo sụt cân đáng kể.
2. Đau ngực
Triệu chứng đau ngực chiếm khoảng 25% khả năng mắc bệnh ung thư phổi. Chúng thường biểu hiện qua đau ngực không đều, đau âm ỉ. Nếu tiếp tục phát triển, chúng có thể trở thành cảm giác đau nhức kéo dài.
Nhiều người hút thuốc có những triệu chứng này, cần phải cảnh giác với khả năng mắc ung thư phổi.
3. Trầm cảm
Nếu bạn thường xuyên cảm thấy trầm cảm, thực tế điều này cũng có mối liên hệ lớn đến việc hút thuốc. Sự nhạy cảm và ưu phiền không chỉ điều khiển hơi thở, mà còn trực tiếp quản lý tuần hoàn máu của cơ thể.
Một người luôn cảm thấy trầm cảm, thường xuyên ở trong trạng thái ưu tư, bởi vì chức năng của phổi trong việc vận chuyển khí không thông suốt, từ đó tuần hoàn máu trở nên chậm lại, dẫn đến cảm giác ngột ngạt trong lồng ngực.
Người hút thuốc nên ăn gì để nuôi dưỡng phổi?
1. Nấm hương
Nấm hương chứa nhiều protein, có đến 18 loại axit amin, cũng chứa nhiều loại vitamin. Thành phần polysaccharides trong nấm hương có thể nâng cao sức sống của các tế bào miễn dịch chống ung thư trong cơ thể.
Phần mũ nấm còn chứa axit ribonucleic có cấu trúc 2 sợi, khi vào cơ thể sẽ sản sinh interferon có tác dụng chống ung thư.
2. Sữa đậu nành
Sữa đậu nành là thức ăn được làm từ đậu nành đã được xay nhuyễn và lọc, rất phổ biến trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
Chúng chứa một lượng lớn vitamin và các chất dinh dưỡng như sắt và canxi, rất giàu dinh dưỡng, có thể giảm bớt viêm phế quản, có lợi cho việc bảo vệ phổi.
3. Trà xanh
Catechin trong trà có thể thúc đẩy hoạt động của dạ dày và ruột, tăng cường hệ thống tiêu hóa. Người hút thuốc nên thường xuyên uống trà, đặc biệt là trà xanh để bớt tác động có hại của thuốc lá đến cơ thể.
Đồng thời, uống nhiều trà có thể giúp lợi tiểu, giải độc, giảm thời gian các chất độc trong thuốc lá lưu lại trong ruột.
(Nguồn: Sohu)