Có những người cả đời không hút thuốc vẫn bị lao phổi: Đừng làm khổ phụ nữ vì thói quen độc hại nữa, các quý ông!

Hoàng Lê, thiết kế: Mộng Mộng,
Chia sẻ

Họ là bà nông dân chất phác, một nữ nhân viên hải quan nói không với hút thuốc lá và các thói quen tai hại. Nhưng rồi đến một ngày khi sức khỏe thay đổi, họ như rớt xuống vực thẳm khi bác sĩ thông báo phải uống thuốc trị phổi tắc nghẽn mãn tính suốt cuộc đời.

Phóng viên đã bắt gặp những trường hợp đau lòng này tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch (quận 5, TP.HCM), cơ sở đầu ngành trong lĩnh vực khám, chữa bệnh chuyên khoa Lao và bệnh Phổi ở khu vực phía Nam.

Có những người cả đời không hút thuốc vẫn bị lao phổi: Đừng làm khổ phụ nữ vì thói quen độc hại nữa, các quý ông! - Ảnh 1.

Căn phòng tại khoa A4 vang lên những tiếng ho ám ảnh. Tại chiếc giường sát tường, chú Quyết (53 tuổi, quê Kiên Giang) một tay ôm ngực, tay còn lại giở vội chiếc khẩu trang để khạc ra mớ đàm nhớt.

Tiếp khách đến thăm bằng đôi mắt lờ đờ mệt mỏi, chú Quyết nói mình biết hút thuốc từ năm 13 tuổi.

Có những người cả đời không hút thuốc vẫn bị lao phổi: Đừng làm khổ phụ nữ vì thói quen độc hại nữa, các quý ông! - Ảnh 2.

"Hồi mới bắt đầu mỗi ngày hút cả bánh thuốc rê. Sau này thanh niên, đi bộ đội về hút còn bạo hơn. Tới những năm 2000 tôi chuyển qua hút thuốc lá điếu đầu lọc. Liên tục ba, bốn chục năm." – người đàn ông khoe "chiến tích" đáng sợ.

Một ngày của năm 2015, chú Quyết bỗng thấy khó thở, ngủ không được, ho đến cắm đầu vô tường. Chú không làm gì được và sụt ký chóng mặt. Tại bệnh viện sau khi có kết quả xét nghiệm bị lao phổi, bác sĩ lên phác đồ điều trị 8 tháng cho bệnh nhân. Nhưng mới được 4 tháng thấy khỏe, chú tự ý bỏ thuốc.

Có những người cả đời không hút thuốc vẫn bị lao phổi: Đừng làm khổ phụ nữ vì thói quen độc hại nữa, các quý ông! - Ảnh 3.

"Hậu quả là sau đó tôi bị co giật liên, tới mức đi không nổi phải bò lết dưới sàn. Giờ tôi hối hận cũng muộn rồi, nằm đây bị bệnh tật dày vò không biết khi nào mới ra. Tôi mong anh em, cầu xin anh em nào hút thuốc bỏ ngay đi, ám ảnh đáng sợ lắm. Cuộc sống ngắn ngủi, tôi khuyên chân thành. Giờ cho tôi 100 ngàn bảo hút 1 điếu tôi cũng không đụng nữa…"

BS Nguyễn Văn Hoạch, Trưởng khoa A4 cho biết, ông Quyết đã hút đã nhiều năm nên phế quản bị viêm mãn tính, tình trạng tắc nghẽn phổi và lao phổi rất tệ. Chắc chắn là bệnh nhân sẽ còn điều trị rất lâu dài.

Có những người cả đời không hút thuốc vẫn bị lao phổi: Đừng làm khổ phụ nữ vì thói quen độc hại nữa, các quý ông! - Ảnh 4.

Nhưng kể cả không hút thuốc, vẫn có những trường hợp bị lao phổi nặng. Oái oăm thay, nhiều trường hợp trong số này là những người phụ nữ vô tội. Như trường hợp của bà Trang (hơn 50 tuổi, quê Vĩnh Long, tên đã thay đổi). Vì là người phụ nữ nông thôn, bà tham gia công việc đồng áng cùng chồng con.

Giờ cơm là lúc mà chồng và các con trai bà Trang phì phà thuốc lá liên tục. Bà hít cái mùi độc hại đó ngày này qua ngày khác. Bước sang độ tuổi 50, bà bắt đầu xuống sức không rõ lý do. Ngày trước hì hục mấy quãng đồng từ sáng đến tối không hề hấn gì nhưng giờ mới bước một chút phải dừng lại thở. Thấy tình trạng nặng dần, bà Trang khăn gói lên TP.HCM thăm khám và phát hiện phổi tắc nghẽn mãn tính.

Có những người cả đời không hút thuốc vẫn bị lao phổi: Đừng làm khổ phụ nữ vì thói quen độc hại nữa, các quý ông! - Ảnh 6.

Kể từ đó, bệnh nhân phải điều trị tại nhiều bệnh viện trong suốt hai năm. Ngày phát hiện thêm bệnh lao phổi, bệnh nhân được chuyển qua Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch.

"Bệnh nhân phải điều trị song song giữa lao phổi và phổi tắc nghẽn mãn tính. Hiện bà đã xuất viện nhưng phải điều trị tại địa phương và phải dùng thuốc hút trị phổi tắc nghẽn mãn tính suốt đời vì di chứng quá nặng." – bác sĩ kể.

Thương tâm hơn là trường hợp của một nữ nhân viên hải quan tại TP.HCM khi phát hiện bị lao phổi lúc mới ngoài 30 tuổi.

"Hôm đó khi tôi đang trực cấp cứu thì cô này chuyển từ bệnh viện tuyến quận đến trong tình trạng suy hô hấp rất nhiều, tím tái. Cô này cho biết vì đặc thù công việc nên thường xuyên đi ngoại giao và phải hít khói thuốc lá từ đồng nghiệp, đối tác kéo dài.

Bệnh nhân này còn rất trẻ, đề kháng tốt nên điều trị cắt cơn nhanh. Cô được xuất viện chỉ sau 1 ngày đến đây nhưng hiện vẫn điều trị ngoại trú và rất suy sụp." – bác sĩ Hoạch thông tin.

Theo bác sĩ, phổi một khi đã tắc nghẽn mãn tính thì bệnh nhân phải chịu suốt đời. Khói thuốc lá là tác nhân thuận lợi để bệnh bùng phát.

Có những người cả đời không hút thuốc vẫn bị lao phổi: Đừng làm khổ phụ nữ vì thói quen độc hại nữa, các quý ông! - Ảnh 8.

"Người hít khói thuốc lá thụ động có thể sẽ ảnh hưởng hơn cả khói thuốc lá nguyên thủy vì khi người hút vào đã thải ra những độc tố nặng nề." – chuyên gia nhận định.

Có những người cả đời không hút thuốc vẫn bị lao phổi: Đừng làm khổ phụ nữ vì thói quen độc hại nữa, các quý ông! - Ảnh 9.

Bác sĩ Trần Nhật Quang, Phó Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch cho biết, lao phổi là một bệnh truyền nhiễm gây tổn thương phổi do vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis gây nên.

Lao phổi là thể bệnh hay gặp nhất, chiếm khoảng 80% tổng số bệnh lao. Bệnh lây truyền từ người này sang người khác qua đường hô hấp. Đây chính là nguyên nhân làm cho bệnh lao tồn tại ở mọi quốc gia. Có nhiều yếu tố thuận lợi cho bệnh lao phổi như người nhiễm HIV, người mắc bệnh silic, đái tháo đường, ung thư lympho Hodgkin, bệnh thận giai đoạn cuối, bệnh phổi mãn, suy dinh dưỡng và nghiện rượu. Di truyền cũng là một khả năng.

Có những người cả đời không hút thuốc vẫn bị lao phổi: Đừng làm khổ phụ nữ vì thói quen độc hại nữa, các quý ông! - Ảnh 10.

Tuy nhiên, thuốc lá là một trong những tác nhân thuận lợi chính cho bệnh lao phổi. Riêng tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, số bệnh nhân phát hiện lao phổi trong năm 2018 là hơn 76.000 trường hợp.

Theo một nghiên cứu, khoảng 17% số người hút thuốc lá bị mắc bệnh lao. Hút thuốc hơn 20 điếu thuốc mỗi ngày làm tăng nguy cơ mắc bệnh lao lên gấp hai đến bốn lần. Hút thuốc lá cũng làm tăng gấp đôi nguy cơ bệnh lao tái phát so với người không hút thuốc.

Có những người cả đời không hút thuốc vẫn bị lao phổi: Đừng làm khổ phụ nữ vì thói quen độc hại nữa, các quý ông! - Ảnh 11.

Dù vậy nếu phát hiện sớm và tuân thủ phác đồ điều trị, bệnh lao có thể chữa khỏi đến 90%. Thông thường, thời gian điều trị kéo dài 6-12 tháng. Với những trường hợp lao kháng thuốc có thể kéo dài đến 24 tháng.

Để phòng ngừa lao phổi, ngoài việc thay đổi hành vi hô hấp, kiểm soát vệ sinh môi trường, thường xuyên rửa tay và đeo khẩu trang, các bác sĩ khuyên người dân, nhất là giới trẻ nên nói không với thuốc lá.

"Thuốc lá có hàng trăm chất độc. Bệnh nhân không chỉ tổn thương phổi mà còn ảnh hưởng đến nhiều cơ quan, ảnh hưởng nội tiết. Thuốc lá có nicotin nên sẽ gây nghiện, dù có cai được thì cũng rất khó khăn. Hãy tránh xa thuốc lá." – bác sĩ Hoạch cảnh báo.

"Ở nước ta, hàng năm, theo ước tính cứ trên 100.000 dân có 85 trường hợp lao phổi có vi khuẩn trong đờm.

Ở Việt Nam, mỗi năm có khoảng 130.000 người mới mắc bệnh lao nhưng mới chỉ phát hiện được 100.000 người. Ước tính có khoảng 18.000 người chết vì lao mỗi năm, 6.000 người mắc lao đa kháng thuốc."
Bác sĩ Trần Nhật Quang - Phó Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch cho hay.

Ngày Thế giới Không Thuốc lá là ngày lễ do tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phát động nhằm gây sự chú ý của cộng đồng tới tác hại của thuốc lá, từ đó để những người đã và đang hút thuốc có thể từ bỏ thói quen xấu này.

Ngày Thế giới Không Thuốc lá được tổ chức vào 31/05 hàng năm. Chủ đề của ngày Thế giới Không Thuốc lá 2019 là "Thuốc lá và các bệnh về phổi". Thông qua chủ đề này, WHO muốn thông tin đến cộng đồng hậu quả của việc sử dụng thuốc lá với sức khỏe con người, đặc biệt là các bệnh về phổi. Đồng thời qua thông điệp này WHO kêu gọi các quốc gia có những hành động kịp thời nhằm giảm nguy cơ tử vong do các bệnh về phổi liên quan đến sử dụng thuốc lá.

Chia sẻ