Có gì đặc biệt trong mâm "cỗ lá" ngày Tết của người Mường? Minh Ngọc, 12:00 11/02/2024 Chia sẻ Thích0 "Cỗ lá" là mâm cỗ truyền thống mang đặc trưng của người Mường trong những dịp lễ, Tết, cưới xin hay ma chay, thay vì thức ăn được bày trên đĩa, người Mường bày trên lá chuối rừng. Thông tin thời tiết 3 ngày Tết Nguyên đán 2024: Không khí lạnh dần suy yếu, thuận lợi để người dân du xuân 7 điều kiêng kỵ trong ngày mùng 1 Tết nhất định phải nhớ để năm mới may mắn Tục treo câu đối ngày Tết và 3 điều cấm kỵ khi treo liễn chữ thư pháp để một năm bình an, may mắn Mâm "cỗ lá" của người Mường (Hòa Bình) chứa đựng rất nhiều món ăn gần gũi nhưng được trình bày có nguyên tắc và rất tinh tế. Thay vì chiếc mâm, thì người Mường dùng lá chuối rừng, vì sự khác biệt với chuối thông thường. Lý do lá chuối rừng được người Mường chọn làm mâm cỗ, vì lá to, xanh đậm hơn so với cây chuối bình thường.Lá chuối rừng sau khi chặt về được cắt tỉa phù hợp với kích thước mâm cỗ và đem hơ qua lửa cho lá săn lại mục đích làm tăng độ dẻo mềm cho lá, làm cho lá tỏa ra hương thơm đặc trưng của lá chuối rừng và đặc biệt thuận tiện hơn trong việc bày các món ăn lên mâm. Hương vị lá chuối rừng quyện với hương vị của các món ăn sẽ tạo nên một hương vị đậm đà khó quên trong lòng du khách. Sau khi cắt tỉa lá chuối thành hình hợp với chiếc mẹt, các món ẩm thực được xếp đặt theo trình tự.Được biết, nguyên liệu để chế biến các món cụ thể gồm: Thịt gà, thịt lợn nướng và luộc, cá nướng, chả cuốn lá bưởi, tim, gan luộc, xôi, măng ớt muối, dưa chua, cây chuối rừng thái nhỏ để nấu canh, rau thơm các loại...Người Mường luôn quan niệm gạo nếp, xôi nếp là tinh hoa của đất trời, là thành quả lao động từ bàn tay cần cù của người Mường trong mâm cỗ lá, xôi nếp cũng là món nổi bật trong mâm.Phổ biến nhất là xôi trắng tượng trưng cho đất trời, rừng núi. Cầu kỳ hơn thì đồng bào Mường dùng xôi màu, xôi ngũ sắc. Xôi nếp Mường phải đồ trong chõ gỗ mới kín hơi và dẻo thơm, khi đơm ra đĩa, hạt nếp tỏa ra như đóa hoa thể hiện sự phồn thịnh, no đủ.Các gia vị rất đa dạng như: hạt dổi rừng, hạt he (hay còn gọi là hạt mắc khén),nước mắm, muối gia vị, dầu ăn, mì chính, hạt nêm, hạt tiêu, hạt vừng, lá kịa, tỏi, gừng, ớt, giềng, hành khô và nhiều gia vị dân tộc.Cách sắp đặt mâm cỗ lá của người Mường khá độc đáo và phải nhờ đến đôi bàn tay khéo léo của phụ nữ Mường. Mâm được làm từ mẹt tre hoặc mâm gỗ vuông, tròn. Lá chuối được hơ trên lửa và trải lên mâm cũng là lúc các món ăn nóng được bày biện theo thứ tự gọn gàng, món nọ bổ trợ cho món kia nhìn rất sinh động và hấp dẫn. Qua mâm cỗ lá, người Mường đã thể hiện cách linh hoạt tính cộng đồng, tình cảm tương thân tương ái, nền nếp gia đình cũng như văn hóa của mình.Thưởng thức cỗ "lá", thực khách không chỉ cảm nhận được hương vị đặc trưng của các món ăn dân tộc, mà cảm nhận được tình cảm mộc mạc, chân thành cùng những lễ giáo, phép tắc của người Mường được thể hiện qua cách bày cỗ, cách ngồi, cách ăn. Theo Tổ Quốc Copy link Link bài gốc Lấy link https://toquoc.vn/co-gi-dac-biet-trong-mam-co-la-ngay-tet-cua-nguoi-muong-20240205174224936.htm Chúc Tết, đi chùa đầu năm và những điều người Việt thường làm trong tháng Giêng để lấy may, thu hút tài lộc Chia sẻ Thích0 tin nóng mỗi ngày Văn hóa Tết Tết của người Mường